Còn tình trạng trục lợi, lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế

02/03/2017 13:14 GMT+7

8 tháng đi khám 308 lần, 23 nơi Sáng 1.3, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 5 để nghe Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến , Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN Nguyễn Thị Minh cùng các cơ quan có liên quan giải trình về việc thực hiện lộ trình thông tuyến trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Đa số ý kiến đồng tình với báo cáo và cho rằng, việc thực hiện lộ trình thông tuyến giúp người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT), đặc biệt thuận lợi đối với các trường hợp người lao động khi phải di chuyển công việc từ địa phương này sang địa phương khác, hoặc người về hưu thay đổi nơi cư trú.

tin liên quan

Lúng túng khởi kiện đòi bảo hiểm xã hội!
Luật Bảo hiểm xã hội và luật Công đoàn giao trách nhiệm khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội cho tổ chức công đoàn, nhưng nhiều hồ sơ do công đoàn khởi kiện đều bị tòa án trả lại do không đúng thủ tục!
Bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội, dẫn số liệu thống kê cho thấy, tần suất KCB/thẻ BHYT tại các cơ sở y tế tuyến huyện năm 2016 đã tăng lên gần 20% so với năm 2015. Số lượt bệnh nhân khám thông tuyến giữa các trạm y tế xã cũng tăng 1,6 triệu lượt so với năm 2015.
Người bệnh cũng được hưởng các dịch vụ KCB tốt hơn nhờ sự cạnh tranh về chất lượng giữa các cơ sở KCB để thu hút người bệnh... Tuy nhiên, bà Minh cũng nêu hiện tượng một số bệnh viện tuyến tỉnh trong năm 2015 nhưng năm 2016 đã “xin” xuống hạng 3, tuyến huyện để được áp dụng quy định thông tuyến, điều này bộc lộ vấn đề không bình thường.
Bên cạnh đó là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở KCB, nhất là các cơ sở KCB tư nhân như khuyến mãi, thu hút người bệnh bằng quà tặng, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật... tạo nhu cầu KCB tăng ảo, làm gia tăng chi phí KCB BHYT. Cũng theo bà Minh, có tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT gia tăng từ phía cơ sở KCB như: tăng chỉ định số lượng xét nghiệm cận lâm sàng, chụp X-quang, người bệnh BHYT đi KCB nhiều lần trong ngày, tuần, tháng để lấy thuốc.

tin liên quan

Sẽ khởi kiện 200 doanh nghiệp nợ BHXH
Theo ông Đại, với những DN cố tình chây ì, chậm nộp, chiếm dụng tiền BHXH, BHXH VN đã hoàn tất thủ tục hồ sơ, gửi danh sách cho Liên đoàn Lao động các địa phương để khởi kiện ra tòa theo quy định.
Số liệu thống kê cho thấy, nhiều trường hợp KCB không bình thường vì từ tháng 7.2016 - 2.2017, có trên 1,2 triệu người tham gia BHYT đi KCB từ 2 lần trở lên mỗi tháng; 3 triệu lượt khám nhiều lần trong cùng ngày, nhiều lần trong tháng. Thậm chí, có trường hợp đi khám, lấy thuốc đến... 308 lần ở 23 nơi trong 8 tháng (ở TP.HCM), 197 lần ở 5 nơi (TP.HCM, Bình Dương), hay có người trong quý 4/2016 đi KCB 160 lần tại 20 cơ sở khác nhau.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh thông tuyến trong KCB BHYT là chủ trương đúng đắn vì quyền lợi của người dân. Đây là lần đầu thực hiện nên có không ít khó khăn, thậm chí tiêu cực. Nhưng không vì thế mà làm lùi mà cần phải thông tuyến sớm ngày nào tốt hơn ngày đó cho người dân. Phó thủ tướng lưu ý, để giám sát được công tác KCB, cần phải thực hiện tốt việc tin học hóa trong tất cả các bệnh viện. Để công tác KCB cho người dân tại khu dân cư cần phải chú trọng lấy y tế cơ sở, y tế dự phòng làm gốc, tập trung nâng cao năng lực cho y tế cơ sở và y tế dự phòng. Nếu thực hiện được vấn đề này thì băn khoăn của người dân và đại biểu Quốc hội mới được giải quyết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.