Công bố “kho báu” Nam bộ thời kỳ sơ khai

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
16/08/2018 16:49 GMT+7

Sáng 16.8, Bảo tàng TP.HCM đã khai mạc hai phòng trưng bày chuyên đề đặc biệt Dấu ấn khai phá vùng đất Nam bộ qua hiện vật bảo tàng với nhiều hiện vật quý lần đầu tiên được công bố gây sửng sốt cho người xem.

Sài Gòn trước đây dân chúng được tự do trưng dụng ruộng đất, chia lập làng xóm, phố chợ nhưng từ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào, thời lưu dân tự phát tự quản chấm dứt. Ông thiết lập xã, thôn, phường, ấp, chia cắt địa phận, quy định lại khai khẩn ruộng đất, chuẩn định thuế đinh, thuế điền và lập sổ bộ đinh điền.
Từ khi xác lập hành chính vào năm 1698 đến năm 1777, Sài Gòn có gần 100 năm không ngừng phát triển, trở thành một trong những trung tâm lúa gạo lớn của Nam bộ và là thị trường lúa gạo quốc tế. Đặc biệt, kể từ khi Nguyễn Cửu Đàm xây lũy Bán Bích và đào kinh Ruột Ngựa vào năm 1772 thì Sài Gòn đã trở thành phố thị phồn thịnh...
Giám đốc Bảo tàng TP.HCM đưa đại biểu tham quan các hiện vật quí
Tả Quân chi ấn thời Nguyễn đang được đề nghị là Bảo vật quốc gia
Lương Tài Hầu chi ấn mặt dưới và phía trên
Tín kế của Nguyễn Kế nhìn trực diện

Sắc truy phong của vua Minh Mạng
Sắc truy phong của vua Tự Đức
Sắc truy phong của vua Duy Tân
Trưng bày Dấu ấn khai phá vùng đất Nam bộ qua hiện vật bảo tàng giới thiệu  sưu tập hiện vật quý hiếm, là nguồn sử liệu quan trọng góp phần phản ánh lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ thời kỳ 1698 – 1858, như: Bản đồ Sài Gòn năm 1795., bản đồ tỉnh Gia Định và vùng phụ cận do Trần Văn Học vẽ năm 1815 với dấu tích thành Gia Định, Đồn Bắc, Đồn Nam và Lũy Bán Bích., các văn bản hành chính chính thức thể hiện sự quản lý của mình đối với vùng đất Sài Gòn của các chúa Nguyễn: tờ truyền, chỉ dụ, bộ sưu tập ấn, triện thời Tây Sơn được đúc trong khoảng thời gian từ năm 1790 đến năm 1801., sắc phong Thần thời Tự Đức, tờ tuân trích lục do Bố chánh và Án sát tỉnh Phú Yên làm theo tờ trích lục của bộ lại bổ thụ, ngày 27.11 năm Thành Thái thứ 8 (1896), ấn “Khâm sai Tiền Thủy chi đô đốc cấp cho Khâm sai đô đốc Tiền Thủy, đúc vào mùa Đông năm Tân Hợi (năm 1791), ấn Tây Kỳ phủ Trung Tín nhất vệ hộ quân sứ hoa hầu cấp cho Hầu tước Vinh Hoa, đúc vào mùa Đông năm Tân Hợi…
Khâm sai Chưởng thần Vũ quân kiêm Giám thần Sách quân phạm công phụng mệnh trên
Tờ truyền ban cho Trần Văn Thành trông coi việc sổ sách, dự bàn quân cơ
Bên cạnh các chỉ dụ, sắc phong, các văn bản hành chính, pháp luật được ban hành, các vua triều Nguyễn đã ban hành nhiều ấn triện cho những vị quan cai quản trực tiếp ở vùng đất Sài Gòn., bằng cấp tả, hữu tướng quân quân thứ Gia Định, cấp bằng cho Tống Thất Trực, quyền Chánh đội trưởng suất pháo thủ, đốc suất binh lính đánh thành Gia Định vào năm Minh Mạng thứ 16 (1835)… cũng được giới thiệu để công chúng thưởng lãm trong lần trưng bày chuyên đề qui mô lần này.
“Việc chọn lọc để đưa ra công chúng toàn những hiện vật tạo “dấu ấn” quan trọng trong việc khai phá vùng đất Nam bộ, như sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại để càng thêm yêu và tự hào về công lao to lớn của các thế hệ tiền nhân đã làm nên một Nam bộ trù phú và TP.HCM năng động, nghĩa tình hôm nay…”, bà Phạm Dương Mỹ Thu Huyền, Giám đốc Bảo tàng TP.HCM khẳng định.
Triển lãm sẽ diễn ra tới ngày 30.4.2019 tại Bảo tàng TP.HCM.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.