• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Công dụng của mồng tơi, bù ngót

23/06/2013 03:00 GMT+7

Có một số cách dùng hai loại rau rất quen thuộc là mồng tơi và bù ngót để chữa bệnh, theo hướng dẫn của lương y Trần Khiết và lương y Như Tá.

Rau bù ngót

Theo cổ truyền, rau bù ngót có vị ngọt, tính mát, bổ dưỡng. Thành phần trong rau bù ngót gồm có: 5,3% protid, 3,4% glicid, 2,4% tro, can xi, phốt pho và vitamin C. Có thể dùng rau bù ngót với các công dụng như: để trị tình trạng tưa lưỡi ở trẻ em thì dùng chừng 10 gr lá rau bù ngót rửa sạch, giã nhỏ rồi cho vào một ít nước, vắt lấy nước cốt, dùng bông gòn hay miếng vải thưa thấm nước bù ngót rơ lưỡi.

Trong dân gian còn dùng rau bù ngót để chữa sót nhau ở sản phụ sau sinh, bằng cách: dùng một nắm lá rau bù ngót rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho vào một ít nước chín, vắt lấy độ 100 ml nước cốt, chia làm 2 phần uống hai lần cách nhau 10 phút. Một lát sau, nhau sót sẽ ra hết. Cũng có người chữa sót nhau bằng cách dùng rau bù ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân. Tuy nhiên, với những trường hợp sót nhau nặng gây biến chứng nhiễm trùng, chảy máu, sốt cao thì cần đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời. Ngoài ra, rau bù ngót còn có tính bổ dưỡng khi nấu cùng với giò heo hoặc thịt nạc heo để dùng.

Rau mồng tơi

Theo y học cổ truyền, rau mồng tơi có vị ngọt, khí bình, không độc. Trong rau mồng tơi có chứa nhiều vitamin, chất sắt, chất nhầy và chất saponin. Còn trong dân gian thì thường dùng rau mồng tơi để nấu canh ăn cho mát khi trời nóng, và dùng để nhuận trường, trị chứng nổi nhiều mụn... Có thể dùng rau mồng tơi theo một số cách như: với trường hợp trẻ em bị táo bón, phụ nữ đẻ khó, đôi mắt nóng đỏ, thì dùng lá mồng tơi ép lấy nước uống hoặc đắp lên mắt.

Để giải nhiệt, lợi tiểu, nhuận trường thì dùng rau mồng tơi nấu canh hoặc luộc để ăn. Nếu vú bị sưng đỏ, nóng thì giã nhuyễn lá mồng tơi lấy nước để uống, còn xác thì đắp lên vú. Để trị nổi rôm sảy thì dùng hạt mồng tơi khô tán thành bột mịn, rồi thoa ngoài da chỗ bị sảy sẽ khỏi. 

Khánh Vy

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.