|
Tại cuộc họp giao ban thi đua của 5 TP trực thuộc T.Ư cuối tuần vừa qua, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhận định: “Hiện nay tình trạng dạy thêm, học thêm đang bắt đầu “nóng”. Thực tế cho thấy các địa phương chưa quyết tâm chấn chỉnh. Rất nhiều vấn đề nhức nhối của việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường những năm trước vẫn tiếp tục xảy ra ở năm nay, đi ngược với nỗ lực giảm tải của Bộ”. Đồng thời ông Hiển yêu cầu, các TP lớn phải làm “gương”, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Tiền học thêm liệt kê chính thức trong phiếu thu
Rất nhiều vấn đề nhức nhối của việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường những năm trước vẫn tiếp tục xảy ra ở năm nay, đi ngược với nỗ lực giảm tải của Bộ |
||
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển |
||
Theo địa chỉ mà phụ huynh cung cấp, chúng tôi tìm đến một lớp phụ đạo của cô giáo lớp 1 trường này tổ chức ở nhà dân trong một ngõ nhỏ trên phố Vũ Hữu (Q.Thanh Xuân). Phòng học hết sức chật chội, “nhồi” khoảng 50 HS. Vào buổi chiều cuối tuần, lẽ ra phải được ở nhà nghỉ ngơi, vui chơi với gia đình, các cháu lại phải xách cặp đi học nên cháu nào cũng tỏ rõ sự mệt mỏi. Trong khoảng 3 tiếng học thêm, cô cho HS tập viết, làm một loạt các bài tập từ phiếu mà cô tự photo. Chủ yếu HS làm bài tập rồi cô sửa bài, chấm điểm.
|
Quá phổ biến!
Chờ đón con tại cổng trường Đặng Trần Côn A, một phụ huynh có con học lớp 1 chia sẻ: “Mang tiếng học trường tiểu học công lập, được Nhà nước miễn học phí nhưng tháng nào tôi cũng phải nộp hơn 1 triệu đồng, gồm tiền ăn trưa, tiền hỗ trợ dạy học 2 buổi, hỗ trợ bán trú và gần 400.000 đồng tiền học phụ đạo”. Một phụ huynh khác tiếp lời: “Đã gọi phụ đạo thì chỉ dành cho HS yếu kém thôi chứ, đằng này cháu nào cũng phải đi học. Học buổi thứ hai hằng ngày ở trường, phụ huynh đã phải góp tiền hỗ trợ cho nhà trường như một hình thức học thêm rồi”. Một phụ huynh khác có con đã lên lớp 2 cho biết: “Chuyện này không phải năm nay mới có, năm ngoái khi con tôi học lớp 1 cũng bị ép học phụ đạo kiểu như vậy. Thương con quá nên tôi không cho cháu đi học nhưng vẫn đóng tiền đều đặn cho cô để con khỏi bị cô “để ý””.
Trên địa bàn Q.Thanh Xuân (Hà Nội), việc giáo viên tiểu học đứng ra tổ chức học thêm tại nhà sau buổi học hoặc vào ngày nghỉ cuối tuần không hiếm. Giáo viên còn tổ chức học thêm ngay trong các ngày thường. Sau khi kết thúc giờ học trên lớp, HS được cô đưa về lớp học thêm ở gần trường để tiếp tục “nhồi” thêm những bài toán, tiếng Việt nâng cao 2 buổi/tuần. Mỗi buổi học trong vòng hơn một giờ, cô thu 60.000 đồng/HS. Một phụ huynh có con học lớp 4 trường Tiểu học Trung Tự (Q.Đống Đa) cho hay qua 4 năm học, 4 giáo viên khác nhau nhưng chưa năm nào con chị “thoát” được việc học thêm ở nhà cô. Chuyện đã trở nên quá phổ biến ở hầu khắp các lớp mặc dù trường vẫn nói: không hề có chủ trương.
Trung bình chi 500.000 đồng/HS/tháng học thêm Năm 2010, Thanh tra Chính phủ đã thực hiện khảo sát "Thực trạng một số vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục" tại 3 đô thị lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Kết quả cho thấy: có tới 44,2% HS loại giỏi nhưng vẫn ngày ngày học thêm; 48,5% HS giỏi tham gia học thêm các lớp do thầy cô tổ chức riêng. Trung bình mỗi tháng, một HS của khu vực thành thị chi gần 500.000 đồng cho học thêm. Gần 82% số phụ huynh cho rằng việc nhà trường và các thầy cô giáo tổ chức dạy thêm là chuyện bình thường. |
Tuệ Nguyễn
Bình luận (0)