Vượt ra khỏi thực trạng chung, một số trường đã có những nỗ lực tận dụng công nghệ trong dạy và học, tạo sự tương tác hiệu quả hơn, thay đổi cách lĩnh hội tri thức.
Nhiều trường học ở VN từng bước cho người học tiếp cận tri thức theo một cách khác bằng các
tiện ích của công nghệ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
Tiếp cận nhiều ứng dụng
Trong quá trình giảng dạy, cô Tô Thụy Diễm Quyên, giáo viên Trường THCS Đức Trí, Q.1, TP.HCM đã sử dụng hiệu quả nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại vào thiết kế bài giảng, khảo sát học sinh (HS)... Chẳng hạn các ứng dụng Onedrive (một bộ nhớ trực tuyến miễn phí đi kèm với tài khoản Microsoft), powerpoint (trình chiếu, thiết kế bài giảng) hoặc thực hiện các khảo sát HS trên https://docs.google.com... Việc khảo sát này, theo cô Quyên là tiết kiệm được giấy (các khảo sát thường phải in ra giấy), HS làm trên máy tính, nhanh và chính xác. “Tôi thường đưa dữ liệu thông tin, để HS tự học là chính”, cô Quyên nói. Ngoài ra, cô Quyên cũng tạo một nhóm mở mang tên “Lớp hóa cô Quyên” trên mạng xã hội Facebook, nhằm chia sẻ thông tin, bài giảng để học sinh và giáo viên cùng tham khảo. (https://www.facebook.com/groups/685147918222732/?fref=ts).
Trong quá trình giảng dạy, cô Tô Thụy Diễm Quyên, giáo viên Trường THCS Đức Trí, Q.1, TP.HCM đã sử dụng hiệu quả nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại vào thiết kế bài giảng, khảo sát học sinh (HS)... Chẳng hạn các ứng dụng Onedrive (một bộ nhớ trực tuyến miễn phí đi kèm với tài khoản Microsoft), powerpoint (trình chiếu, thiết kế bài giảng) hoặc thực hiện các khảo sát HS trên https://docs.google.com... Việc khảo sát này, theo cô Quyên là tiết kiệm được giấy (các khảo sát thường phải in ra giấy), HS làm trên máy tính, nhanh và chính xác. “Tôi thường đưa dữ liệu thông tin, để HS tự học là chính”, cô Quyên nói. Ngoài ra, cô Quyên cũng tạo một nhóm mở mang tên “Lớp hóa cô Quyên” trên mạng xã hội Facebook, nhằm chia sẻ thông tin, bài giảng để học sinh và giáo viên cùng tham khảo. (https://www.facebook.com/groups/685147918222732/?fref=ts).
|
Bùi Tấn Lộc, HS lớp 10, Trường THPT Trần Khai Nguyên kể: “Ở môn địa, khi chúng em học theo dự án, chúng em phải tự học photoshop để thiết kế hình ảnh, dùng powerpoint để trình bày, dàn trang... Khi nộp bài cho cô thì chỉ cần nộp vào ứng dụng Onenote”. Lộc cho biết nếu gửi bài trên Gmail, dung lượng tối đa cho phép kèm tập tin chỉ 25 Mb nhưng gửi trên Onenote thì dung lượng lớn hơn nhiều.
Mỗi môn học một phần mềm tương thích
Ở Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý (Q.7, TP.HCM ), mỗi giáo viên chủ động sử dụng thêm nhiều phần mềm giúp buổi học trở nên thú vị, tạo sự tương tác với HS. Chẳng hạn, các bộ môn lịch sử, địa lý, giáo viên sử dụng các phần mềm Mindmap để tóm tắt ý chính, giúp HS nắm vững trọng tâm của bài. Môn toán sử dụng Sketchpad, Geometry để có các hình minh họa (động hoặc tĩnh), biểu diễn quỹ đạo của vật, biểu diễn hình 3 chiều... Còn các công cụ chỉnh sửa, quay phim màn hình như SnagIt, Photoshop, các thí nghiệm minh họa trên YouTube, các thí nghiệm ảo được xây dựng từ Flash hoặc Java thường sử dụng cho môn hóa học, vật lý. Môn sinh học sử dụng phần mềm đi kèm với kính hiển vi điện tử để cả lớp quan sát các mẫu vật, bộ phận cây cỏ có kích thước nhỏ...
Theo giáo viên môn tin học của trường này, để HS có kiến thức nền tảng ứng dụng cho các môn học khác, giáo viên tiến hành giảng dạy những phần mềm mã nguồn mở như Open Office, những phần mềm trực tuyến như Google Docs, các phần mềm chỉnh sửa ảnh, biên soạn video với các thao tác chèn giọng nói thuyết minh, tạo hiệu ứng chuyển cảnh, thêm văn bản thuyết minh...
Hiện nay, HS từ lớp 6 - 12 trường này sử dụng thành thạo các chức năng của Google Drive để soạn thảo tài liệu, bảng biểu, khảo sát hoặc bình chọn trực tuyến. Khi sử dụng hình thức học dự án, HS sử dụng Spiderscribe.net để lập kế hoạch, làm việc nhóm, tóm tắt bài sau đó thiết kế trang web của các dự án với Google Sites, wix.com...
Giúp quản lý chặt chẽ
Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải, Giám đốc Trung tâm dạy học số, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết trong vòng 2 năm trở lại đây môn học nào ông cũng đều sử dụng website để dạy. “Việc thiết kế website không khó và quan trọng là không tốn tiền nên giảng viên rất dễ áp dụng. Trên đó, giảng viên có thể thao tác dễ dàng bài giảng, đến việc kiểm tra đánh giá kết quả học của sinh viên (SV). Đặc biệt, giảng viên có thể nhìn rõ mức độ nhiệt tình của từng SV trong lớp học”.
Cũng theo TS Hải, việc áp dụng công nghệ trong các môn kỹ thuật cho phép thầy trò thực hành ngay trong giờ học lý thuyết. Thay vì phải tới tận phòng thực hành, thầy trò có thể sử dụng công nghệ để điều khiển robot từ xa... “Ứng dụng công nghệ giúp thay đổi văn hóa dạy và học trong trường ĐH. Nét đẹp có thể nhìn rõ nhất trong các lớp học này chính là sự bắt nhịp được lượng kiến thức mới thay đổi từng ngày trên thế giới bằng công nghệ số”, tiến sĩ Bá Hải đánh giá.
Từ năm 2011, Trường ĐH Hoa Sen bắt đầu sử dụng phần mềm quản lý năng lực doanh nghiệp (ERP) giúp SV đăng ký môn học, lập và theo dõi kế hoạch học tập cá nhân, đóng học phí, trao đổi với giảng viên... Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, cho biết: “Cái hay của phần mềm này là sự quản lý qua lại, chặt chẽ lẫn nhau giữa người học, người thầy và cán bộ quản lý về tất cả quá trình học tập và làm việc cụ thể của từng người”.
Hệ thống thư viện của Trường ĐH Hoa Sen cũng có nhiều ưu việt. Thạc sĩ Hoàng Đức Bình cho biết thêm: “Có những bài báo khoa học quốc tế, ở bên ngoài muốn tham khảo thì người xem cần phải tốn khoản chi phí đáng kể từ 20 - 30 USD/bài. Nhưng với hệ thống thư viện liên kết nước ngoài và nguồn dữ liệu thì trường phải đầu tư nguồn kinh phí đáng kể để mua, tuy nhiên SV và học viên cao học của trường có thể truy cập và tham khảo hoàn toàn miễn phí các tài liệu trên”.
Phát hiện lỗi sao chép tài liệu
Hệ thống học tập trực tuyến (blackboard) mà Trường ĐH Quốc tế RMIT VN đang áp dụng còn giúp giảng viên kiểm tra và phát hiện lỗi sao chép tài liệu của SV. Thông qua hệ thống này, cả SV và giảng viên đều sử dụng tài khoản để tải nội dung bài giảng, nộp bài thi và kiểm tra kết quả môn học. Tài khoản thư điện tử của SV ở một số trường ĐH như Ngân hàng TP.HCM, Hoa Sen... có nhiều chức năng. Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết tất cả lịch học, lịch giảng, lịch thi, chương trình đào tạo, điểm... của SV đều được thông tin rõ ràng khi SV truy cập vào tài khoản. Cả việc đăng ký tín chỉ, xét tốt nghiệp online cũng thực hiện thông qua tài khoản này. Thư viện điện tử Trường CĐ Tài chính - Hải quan không chỉ có tài liệu được số hóa mà còn là kho tư liệu học tập. Mỗi SV đều được cấp một mã số để sử dụng tài liệu trong thư viện, truy cập vào kho tư liệu bất cứ lúc nào. Những năm qua, Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM đã sử dụng phần mềm giảng dạy kế toán APV để giúp SV thực hành, thực tập nghiệp vụ kế toán. H.Ánh - M.Quyên
|
Bình luận (0)