Công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, là nhân tố giúp kết nối và trao đổi thông tin trên toàn cầu. Do đó, ngành CNTT được xem là sự lựa chọn thông minh trong việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
Sinh viên ngành CNTT Trường ĐH Cửu Long tham gia chương trình Fresher và Career Talk do Harvey Nash Việt Nam tổ chức - Ảnh: Quang Thái
|
CNTT - công nghệ hiện đại
Hiểu theo nghĩa rộng và tổng quát nhất, CNTT là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, lưu trữ, truyền dẫn thông tin, xử lý, khai thác thông tin. Hiện tại, ngành CNTT phân thành 5 chuyên ngành chính: khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. CNTT cung cấp cho các doanh nghiệp 4 nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh, đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất. Người làm trong ngành này đòi hỏi tư duy nhạy bén, logic, độc lập, sáng tạo, say mê công việc thiết kế và có khả năng tiếp cận công nghệ mới.
Thông tin không bao giờ lỗi thời
CNTT là một ngành chung. Sinh viên học ngành này được trang bị kiến thức về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản (mạng máy tính), an toàn và bảo mật hệ thống thông tin, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, kỹ thuật lập trình, phần mềm… Ngoài ra còn được lựa chọn các kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu như: hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm, mạng và truyền thông máy tính, khoa học máy tính, lập trình web, xây dựng ứng dụng cho thiết bị di động, kỹ thuật đồ họa và xử lý hình ảnh; xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin… Tùy theo từng chuyên ngành sẽ có hướng chuyên sâu và khả năng công tác khác nhau.
Nhu cầu nhân lực rất lớn
CNTT phát triển từng ngày, từng giờ với tốc độ chóng mặt nên nhu cầu nhân lực ngành này là rất lớn. Hầu hết các tổ chức, công ty, doanh nghiệp đều cần đến người làm trong lĩnh vực CNTT. Hơn nữa, phạm vi của ngành CNTT rất rộng nên sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với khả năng.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có khả năng tham mưu tư vấn, thực hiện các công việc chuyên ngành như: lập trình, phân tích thiết kế hệ thống, lập trình hệ thống thông tin, lập dự án xây dựng các phần mềm ứng dụng, quản lý dữ liệu, mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, thiết kế phần mềm và thiết kế cơ sở dữ liệu… Tham gia công tác tại các cơ quan trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực CNTT, các phòng chức năng trong các cơ quan, công ty, trung tâm phụ trách CNTT; tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường ĐH, CĐ, TCCN có đào tạo ngành hoặc chuyên ngành về CNTT.
Học ngành CNTT ở đâu?
Việt Nam hiện có khoảng 500 trường ĐH, CĐ đào tạo về CNTT. Tương ứng với đó là một số lượng lớn cử nhân, kỹ sư ngành CNTT ra trường mỗi năm. Tuy nhiên, trong số những người đã tốt nghiệp thì rất nhiều người không có kinh nghiệm thực hành và thiếu kỹ năng làm việc nhóm. Đặc biệt, khi tuyển dụng, các doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên mới. Vì vậy, lựa chọn trường học là hết sức quan trọng.
Trường ĐH Cửu Long (mku.edu.vn) là một trong những trường ĐH thuộc khu vực ĐBSCL chú trọng đào tạo thiên về kỹ năng thực hành cho sinh viên của tất cả các ngành. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, sinh viên ĐH Cửu Long còn được thực hành tại hệ thống phòng lab, trung tâm máy tính hiện đại và đa tiện ích; thao tác trên các phần mềm mới nhất của Microsoft, Windows phone, Oracle…; tham gia các lớp kỹ năng mềm; phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn thông qua việc tham gia các chương trình như Microsoft Student Partner, Fresher và Career Talk, các CLB Lập trình, CLB Bạn trẻ yêu công nghệ...
Bình luận (0)