Ông Bùi Mẫn cho biết khi nhập học tại Trường Đại học Southampton Vương quốc Anh chỉ ít ngày sau khi Trung tâm Kỹ thuật số Dịch vụ Y tế Quốc gia (Natinal Health Service Digtal) được thành lập vào đầu tháng 4.2005, ông được khuyên việc đầu tiên cần làm ngay là đăng ký một ‘bác sĩ gia đình’ (general practitioner). “Lúc đấy, tôi hiểu nôm na là ở Anh quốc mỗi cá nhân đều có một bác sĩ chăm sóc sức khỏe và quản lý các hồ sơ bệnh án. Là một sinh viên chân ướt chân ráo, tôi đến trung tâm y tế của trường ĐH để điền mẫu đơn”. Ông còn nhớ sự ‘ngớ ngẩn’ một cách “trưởng giả” của mình lúc đó khi cố hỏi thông tin về việc mua bảo hiểm y tế, vì đối với một sinh viên ngoại quốc thì đây là một việc bình thường. Qua trao đổi, ông hiểu ra là ở Vương quốc Anh việc mua bảo hiểm y tế là không cần thiết, và khá đắt tiền đối với một sinh viên. Ông thật sự bất ngờ khi biết việc khám chữa bệnh cho ông là miễn phí ngoại trừ các bệnh nan y như ung thư.
Khi con trai đầu lòng hai tuổi của ông đến Vương quốc Anh sau đó, ông cũng đưa cháu đến trung tâm y tế của trường ĐH để đăng ký bác sĩ. May mắn là vợ ông có giữ cuốn sổ theo dõi sức khỏe của cháu từ khi sinh. Điều làm ông sau đó rất hài lòng khi nhận ra việc tiêm ngừa và khám sức khỏe của con mình được ‘lập trình’. Ông nhận được các thư hẹn tiêm ngừa cho bé gởi đến nhà đúng tháng tuổi của bé như theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Cháu bé không hề sót một lịch tiêm chủng hay lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ nào.
Bên trên là một vài lợi ích từ nền y tế kỹ thuật số. Về tổng thể, kỹ thuật số trong y tế mang đến sự chăm sóc sức khỏe tốt và hiệu quả hơn cho toàn nhân dân, giúp cắt giảm chi tiêu và tăng hiệu quả trong quản lý thông qua việc lưu trữ, chia sẻ, và phân tích dữ liệu sức khỏe của toàn xã hội. Đặc biệt, kỹ thuật số tạo ra nền tảng dữ liệu khảo sát và thống kê, giúp nghiên cứu sâu và rộng các số liệu về bệnh nhân, bệnh nào là phổ biến của các lứa tuổi và các địa phương, các bệnh mới phát sinh, các loại thuốc đã được kê toa, hiệu quả của thuốc, quản lý thai sản, sức khỏe trẻ em, tiêm phòng, sức khỏe người già, người khuyết tật,…
Ngoài ra, chương trình kỹ thuật số còn xây dựng và cung cấp các ‘chỉ số đánh giá’ từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách tìm ra giải pháp hợp lý nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các địa phương, giúp phân tích đánh giá các nguồn thu chi và qui hoạch cơ sở hạ tầng.
Không kém phần quan trọng, kiến thức đầy đủ của tất cả các bệnh từ phổ thông đến nan y đều được ghi chép cẩn thận và công bố trực tuyến trên trang web www.nhs.uk. Nội dung ghi chép bao gồm, các triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa, cách chữa bệnh, việc ăn uống, nghỉ dưỡng,… đã được tập thể các nhà chuyên gia đầu ngành biên soạn kỹ lưỡng công phu, với cách viết dễ hiểu và các hình ảnh minh họa rõ ràng. Các nội dung đều được kiểm tra phản biện nghiêm túc trước khi đưa lên trang web. Có thể nói trang web của NHS là một từ điển bách khoa toàn thư về y tế, trở thành nơi tra cứu tin cậy được người dân tìm đến. Đây là cách làm hiệu quả giúp người dân biết cách phòng chống bệnh tật, tự chăm sóc các bệnh thông thường, và giảm tải đáng kể cho hệ thống y tế quốc gia.
Vào tháng 7.2017 (tức là một năm sau khi tái thiết), hệ thống chăm sóc sức khỏe của Vương quốc Anh được ‘The Commenwealth Fund’, một tổ chức nghiên cứu độc lập về y tế và sức khỏe, xếp hạng số một thế giới trên các nước như Úc, Hà Lan, New Zealands, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đức, Canada, Pháp, và Mỹ.
Những kiến thức về nền kinh tế số hóa, cuộc cách mạng 4.0, startup và kinh nghiệm của các quốc gia trong việc số hóa nền kinh tế sẽ được các chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam chia sẻ trong Diễn đàn kinh tế số Việt Nam (Vietnam Digital Economic Forum - VDEF 2018) được tổ chức vào ngày 16 - 17.1.2018 tại TP.HCM. VDEF 2018 được tổ chức bởi AVSE Global, mạng lưới kết nối và chia sẻ tri thức uy tín của người Việt và người nước ngoài trên toàn thế giới vì sự tiến bộ của Việt Nam. Chi tiết sự kiện và đăng ký tham dự tại http://www.vdef.a-vse.org/
|
Bình luận (0)