Các công đoạn chính để thực hiện các miếng vá này là thợ sẽ tách vỏ ra khỏi cốt của đèn. Sau đó, cắt gọn chỗ vỡ rồi sử dụng một tấm mica cùng màu đắp vào và dán lại bằng keo con voi. Trước đó, thợ sẽ dùng máy sấy để khò và uốn con miếng mica vì đa số các vỏ đèn đều được uốn tính thẩm mỹ từ khâu thiết kế của nhà sản xuất.
Anh Giang thợ lành nghề cho một cơ sở chuyên gia sửa chữa, độ đèn xe trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội cho biết, tùy vào mức độ nặng nhẹ, độ khó mà lấy tiền của khách. Tuy nhiên, giá cả không quá đắt để khách phải lựa chọn giữa mua mới và sửa chữa.
Qua tham khảo, vá vỏ đèn pha của xe Getz khoảng 250 nghìn đồng, vỏ đèn hậu khoảng 150 nghìn đồng.
Các dụng cụ để xử lý các miếng vỡ đó là bếp ga, dao, thước nhôm mỏng, máy cắt, đánh bóng, và máy khò, dũa... Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng một người thợ cũng mất tới 2 năm mới thành thạo. Các thợ lành nghề ngoài lương sẽ được ăn thêm phần trăm doanh thu.
Công việc này chủ yếu là học truyền tay, học từ quan sát từ các thợ lành nghề và làm thực tế, theo anh Giang. Công việc cần tỉ mỉ và kiên nhẫn bởi vội vã có thể làm hỏng việc, các miếng vỡ có thể toác ra trong quá trình tách lớp vỏ khỏi thân đèn.
Theo một thợ làm đèn cho biết, để biết các đèn này có vá hay không phải là người tinh mắt, hoặc sờ tay vào mới thấy các chỗ lồi lõm trên vỏ đèn không được mượt như đèn nguyên bản.
Sau khi đèn được vá xong phải đảm bảo không có hiện tượng nước hấp hơi làm ảnh hưởng đến độ chói sáng và tính thẩm mỹ của đèn. Nước vào sẽ làm hỏng phần điện, chi phí thay thế tốn kém.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo Lao Động
Bình luận (0)