Đức đề nghị Mỹ, EU lập đội đối phó Huawei

09/02/2020 18:11 GMT+7

Đức đề nghị thay vì đối đầu thuế quan thương mại, Mỹ và Liên minh châu Âu nên hợp tác và lập thành một đội nhằm đối phó với sự thống trị của công ty Trung Quốc Huawei trong thị trường công nghệ viễn thông 5G.

Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Đức, ông Norbert Roettgen, cũng là một thành viên thuộc đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của Thủ tướng Đức Angela Merkel, cho biết trong chuyến thăm Washington vừa qua ông đã đưa ra đề nghị như thế với các quan chức Mỹ, nói rằng ông thấy cơ hội hợp tác xuyên Đại Tây Dương trên lĩnh vực công nghệ di động 5G sẽ có lợi cho cả hai bên.
“Cần phải làm rõ rằng điều đó sẽ không xảy ra nếu không có mối đe dọa của cuộc chiến thương mại”, ông Roettgen phát biểu sau cuộc họp với các quan chức Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng, theo Reuters. Người đứng đầu Ủy ban đối ngoại Hạ viện Đức cho rằng Mỹ nên thúc đẩy hợp tác thay vì tiếp tục đe dọa thuế quan đối với châu Âu.
Sau khi đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc và đảm bảo thông qua hiệp ước thương mại mới của Bắc Mỹ tại Quốc hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump hướng mục tiêu tiếp theo vào châu Âu và vào những gì ông coi là rào cản không công bằng đối với công ty Mỹ.
Trump đe dọa sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu xe hơi từ châu Âu, một động thái mà EU cho rằng sẽ chống lại thuế quan của chính Mỹ. Hai khối cùng có mâu thuẫn về thuế dịch vụ kỹ thuật số, trợ cấp máy bay và công ty Huawei. Mỹ nói rằng Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu với thị phần toàn cầu là 28%, tạo “cửa sau” cho phép Trung Quốc theo dõi các nước khác, mặc dù cáo buộc này bị Huawei phủ nhận.
Chính sách của ông Trump ngày trở nên phân cực, nhưng các đồng minh lâu năm của Mỹ vẫn chia sẻ những lo ngại về an ninh từ phía Trung Quốc và có thể hợp tác để mở rộng các lựa chọn nhằm thay thế sự thống trị thị trường 5G của Huawei.
Tổng chưởng lý Mỹ William Barr hôm thứ Năm đề nghị Mỹ xem xét việc nắm giữ cổ phần kiểm soát của hai đối thủ lớn của Huawei hiện nay là Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển, nhưng Nhà Trắng đã bác bỏ đề xuất này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.