Hiệu năng điện toán đám mây thời 4.0

12/10/2020 10:46 GMT+7

Các báo cáo công nghiệp trên khắp thế giới nhận định công nghệ điện toán đám mây là nhân tố quan trọng trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Sự phát triển lớn mạnh của Internet vạn vật (IoT), tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, cùng với dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu, đã tạo tiền đề cho cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Các doanh nghiệp trên khắp thế giới đang tận dụng tối ưu những lợi ích mà công nghệ đám mây mang lại. Theo một nghiên cứu của trang HBR Analytic Services, 74% doanh nghiệp tin rằng điện toán đám mây mang đến nhiều lợi thế cạnh tranh. Trên thực tế, thị trường điện toán đám mây toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 272 tỉ USD năm 2018 lên 623 tỉ USD vào năm 2023. Cuộc cách mạng mới đang tạo ra một số thay đổi lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm (BFSI).
Ông Diwakar Nigam, Giám đốc điều hành Công ty phần mềm Newgen Software (Ấn Độ), tin rằng lĩnh vực BFSI luôn dẫn đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây vì những lợi thế như khả năng mở rộng, chi phí vốn thấp hơn, dễ vận hành và khả năng phục hồi cao cũng như các lợi ích như:
Hiệu quả kinh tế: Điện toán đám mây hỗ trợ tổ chức tài chính, tiết kiệm chi phí vốn khi thiết lập cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, một phần chi phí vốn được chuyển thành chi phí hoạt động tương đối trên danh nghĩa. Điều này cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính tập trung vào các chức năng ngân hàng cốt lõi.
Độ tin cậy: Cơ sở hạ tầng đám mây đạt điểm cao về độ tin cậy. Bằng cách chọn mô hình đám mây riêng hoặc đám mây hỗn hợp, các ngân hàng có thể bảo mật dữ liệu trong khi khám phá tốc độ và tính linh hoạt của đám mây. Trong trường hợp sử dụng đám mây công cộng, dữ liệu cũng được mã hóa và một số lớp bảo mật khác như quyền truy cập có thể được thêm vào để tăng độ bảo mật.
Tính linh hoạt: Các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác có thể dễ dàng quản lý sự gia tăng nhu cầu mà không cần đầu tư vào nguồn máy tính nội bộ đắt tiền. Ngoài ra, việc xoay vòng từ ứng dụng này sang ứng dụng khác trở nên dễ dàng hơn, khiến nó trở thành một lựa chọn linh hoạt.
ERP và CRM: Phần mềm Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và Quan hệ khách hàng (CRM) là những ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất. Mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm (SaaS), chiếm 50% tổng lượng sử dụng, là một trong những phương pháp tận dụng điện toán đám mây được sử dụng nhiều nhất. Nó giúp nhà cung cấp kiểm soát ứng dụng và hỗ trợ tốt hơn, cũng như cho phép người dùng truy cập từ xa và cài đặt dễ dàng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.