Mỹ bác đề nghị mua lại Nokia và Ericsson để đối phó Huawei

09/02/2020 11:08 GMT+7

Phó tổng thống Mỹ đã bác bỏ đề nghị từ Tổng chưởng lý William Barr rằng Washington nên xem xét việc tham gia vào hai công ty châu Âu để có thể đối đầu với công ty của Trung Quốc , Huawei đang bành trướng ra thế giới .

Hôm 7.2 theo giờ địa phương Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng đã bác bỏ một đề nghị bất thường từ Tổng chưởng lý William Barr rằng Washington nên xem xét việc tham gia vào hai công ty châu Âu để có thể đối đầu với công ty của Trung Quốc, Huawei đang bành trướng ra thế giới.
Ông Barr, từng là cố vấn tại công ty viễn thông Mỹ Verizon, nói một ngày trước đó rằng Nhà Trắng và các đồng minh nên xem xét việc mua cổ phần kiểm soát Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển, theo Reuters. Việc kiểm soát hai công ty châu Âu sẽ mở đường cho Mỹ cạnh tranh trực tiếp, đồng thời cản bớt đà phát triển của gã khổng lồ Trung Quốc.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, nói rằng Mỹ “đang hợp tác chặt chẽ với hai công ty châu Âu này và các thiết bị của họ là rất cần thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng 5G của Mỹ. Nhưng ông nói rằng Chính phủ Mỹ không tham gia kinh doanh và không mua các công ty, bất kể là công ty trong nước hay nước ngoài. Ông này nói thêm rằng không có gì ngăn cản các công ty công nghệ Mỹ mua lại họ.
“Với sự tôn trọng đối với đề nghị của Tổng chưởng lý Barr, nhưng chúng tôi tin rằng cách tốt nhất là những gì ông Ajit Pai đã tuyên bố vài ngày trước đó. Đó là kế hoạch mà Tổng thống tán thành và sẽ được tiến hành”, ông Pence phát biểu với hàm ý nhắc đến quan điểm của Chủ tịch Ủy ban viễn thông liên bang, đó là mở rộng băng tần hơn việc sử dụng mạng di động 5G và Washington sẽ sử dụng sức mạnh thị trường tự do cho các công ty của Mỹ.
Cổ phiếu của Nokia tăng hơn 4% trên thị trường chứng khoán New York và cổ phiếu của Ericsson thêm 5,4% trên Nasdaq sau những tuyên bố trên. Cả hai công ty từ chối bình luận. Nokia và Ericsson có tổng vốn hóa thị trường khoảng 53 tỉ USD và không rõ nguồn vốn nào mà chính phủ Mỹ có thể sử dụng để mua cổ phần của hai công ty này và liệu các cơ quan quản lý châu Âu đồng ý cho việc mua cổ phần này.
Trong một tuyên bố đáng chú ý rằng Mỹ sẵn sàng đối đầu với Huawei, ông Barr tiết lộ các đề xuất Mỹ liên kết với Nokia hoặc Ericsson. Ông này cho biết việc liên kết có thể diễn ra trên thế giới thông qua quyền sở hữu cổ phần kiểm soát của Mỹ, trực tiếp hoặc thông qua một tập đoàn gồm các công ty tư nhân và đồng minh của Mỹ. Ông Barr nói thêm ‘đặt sức mạnh thị trường và tài chính của chúng ta vào một hoặc cả hai công ty này sẽ khiến nó trở thành một đối thủ đáng gờm hơn nhiều'.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.