Theo Reuters, nếu thực sự ra quyết định cấm, quốc gia Đông Á sẽ nối gót Mỹ trong vấn đề này. Yomiuri là tờ báo đầu tiên đưa tin, cho biết chính phủ Nhật Bản dự kiến sửa đổi quy tắc nội bộ về việc mua sắm, sớm nhất là từ đầu tuần sau, trong nỗ lực ngăn chặn rò rỉ thông tin tình báo và bị tấn công mạng.
tin liên quan
Nhật Bản có thể hạn chế Huawei, ZTE vì lo ngại gián điệpTrong năm nay, Mỹ cũng cấm các cơ quan chính phủ mua thiết bị của Huawei. Nhiều cơ quan tình báo Mỹ cho rằng Huawei có liên quan đến chính phủ Trung Quốc, và thiết bị của hãng này có thể chứa “cửa sau” được gián điệp sử dụng. Dù vậy, Washington không công khai bằng chứng và doanh nghiệp Trung Quốc thì đã và đang bác bỏ cáo buộc.
Úc và New Zealand cũng cấm Huawei tham gia vào mạng lưới 5G của hai nước. Hôm 5.12, hãng Anh BT Group cho hay họ đã loại thiết bị của Huawei trong mạng lưới di động 3G và 4G hiện có, và sẽ không dùng thiết bị của doanh nghiệp Trung Quốc trong mạng lưới kế tiếp.
Liên tiếp sóng gió cho Huawei, ZTE
Đây là một tuần đầy sóng gió với Huawei. Ngoài tin về thiết bị bị cân nhắc hạn chế, việc giám đốc tài chính (CFO) Huawei Meng Wanzhou bị bắt ở Canada vì các vi phạm về lệnh trừng phạt Iran hôm 6.12 cũng gây ồn ào. Vụ việc đẩy sâu thêm lịch sử pháp lý không bằng phẳng giữa Huawei và giới quản lý, cơ quan tình báo Mỹ.
CNBC cho hay chính phủ Mỹ dành phần lớn thời gian trong thập niên qua để giải quyết nhiều vấn đề với Huawei, trong đó có chuyện quan hệ gián điệp giữa công ty với chính phủ Trung Quốc, và cáo buộc về hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ. Huawei là một trong các doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc, với doanh thu hơn 100 tỉ USD năm 2018 và 180.000 nhân viên làm việc tại 170 văn phòng toàn cầu.
Từ năm 2010, giới chức tình báo Mỹ bắt đầu cảnh báo nhiều cơ quan, rồi đến công ty tư nhân về vụ một doanh nghiệp hoạt động với tư cách ủy nhiệm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc. Đây là cáo buộc mà giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Michael Hayden đưa ra.
Năm 2012, Ủy ban Tình báo Quốc hội Mỹ công bố báo cáo theo sau cuộc điều tra về Huawei và hãng đối thủ ZTE. Khi đó, Ủy ban đặt câu hỏi về các giao dịch, thương vụ của Huawei và Iran, những hoạt động mà hãng Trung Quốc đã cam kết giảm đi để tuân lệnh trừng phạt quốc tế.
Tháng 2 năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không cho phép chính phủ Mỹ sử dụng thiết bị Huawei và ZTE, sau khi NSA và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ra cảnh báo. Trước đó một tháng, nhà mạng Mỹ AT&T bỏ kế hoạch tung chiếc điện thoại của Huawei. Huawei cũng gặp khó trong việc thâm nhập thị trường Mỹ vì nhiều báo cáo tình báo. Năm 2011, công ty cố gắng thâu tóm 3Leaf, song thỏa thuận bị từ chối vì áp lực chính phủ.
Bình luận (0)