Theo Reuters, Nhật Bản hiện nay vẫn dựa vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS) do Mỹ cung cấp. Việc phóng vệ tinh thứ ba này nằm trong một phần của kế hoạch xây dựng phiên bản nội địa, nhằm cung cấp thông tin vị trí sử dụng "chính xác đến từng cm" cho các mục đích tự hành và có thể là an ninh quốc gia.
Tên lửa H-IIA mang theo vệ tinh do tập đoàn Mitsubishi Electric Corp phụ trách sản xuất, đã được phóng lên từ trung tâm vũ trụ Tanegashima ở miền nam Nhật Bản. Chính phủ Nhật cũng đã trì hoãn việc phóng vệ tinh hơn một tuần do có vài sự cố kỹ thuật.
Hai vệ tinh đầu tiên đã được đưa vào quỹ đạo vào năm 2010 và tháng 6.2017. Chính phủ Nhật cũng có kế hoạch phóng vệ tinh thứ tư vào cuối năm nay, để bắt đầu khởi động dịch vụ cung cấp thông tin vị trí chính xác cao vào tháng 4.2018 tới.
Nhật Bản cũng có kế hoạch tăng số lượng vệ tinh định vị lên con số 7 vào năm 2023 giúp cho hệ thống vẫn hoạt động độc lập ngay cả khi GPS của Mỹ trở nên không khả dụng vì một số lý do.
Mặc dù GPS được sử dụng rộng rãi, vệ tinh bổ sung vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng ở một đất nước có địa hình núi non và các tòa nhà cao tầng gây trở ngại khá lớn cho tín hiệu.
tin liên quan
Chương trình vệ tinh bí ẩn của NgaNhóm vệ tinh Nga được phóng vào quỹ đạo từ năm 2013 - 2015 đang vận hành một cách khó hiểu, làm dấy lên nhiều đồn đoán về nhiệm vụ thật sự của chúng.
Bình luận (0)