>> Hồ Vực Mấu xả lũ gây ngập lụt nặng nề: Cơ quan hữu quan nói gì ?
>> Thủy điện đồng loạt xả lũ
>> Sau bão số 10, hồ Vực Mẫu oằn vai xả lũ
Đây quả là một nghịch lý khó có thể chấp nhận. Vì sao?
Căn cứ vào quy trình như vậy thì chúng ta thấy, hồ này muốn tích lũy một mức nước có độ cao là 20,5 m trước khi vào mùa khô. Và một cách máy móc là cứ chờ cho mực nước trên 20,5 m là xả cho nó trở về mức 20,5 m, bất kể tình hình lúc đó thế nào. Làm theo cách này thì quá đơn giản cho bộ phận quản lý hồ nhưng đem lại nguy cơ lớn cho xã hội.
Đối với một hồ chứa nước, trong suốt mùa mưa, có rất nhiều lần nó được nhận nước. Và thực tế thì với mỗi hồ nhất định, người ta có thể tính được trong mùa mưa ấy nó nhận bao nhiêu nước, cần phải xả đi một khối lượng là bao nhiêu, chừa lại bao nhiêu. Nếu thực hiện việc quản lý một cách có trách nhiệm, thì ban quản lý có thể theo sát tình hình thực tế để thực hiện việc xả lũ linh hoạt hơn. Lấy ví dụ với cơn bão vừa qua, nó xuất hiện vào đầu mùa mưa, được dự báo là mạnh, thì có thể xả lũ sớm khi bão chưa vào. Vì suốt cả mùa mưa tới đây hồ này còn rất nhiều lần được nhận nước. Nhưng ở đây do một quy trình quan liêu phản khoa học là phải trên 20,5 m mới xả lũ nên những người quản lý cứ ngồi chờ, dù cho họ có thể biết việc xả lũ sớm là có lợi hơn.
Trong hàng chục năm qua, việc xả lũ các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện gây ra nhiều vụ ngập lụt nghiêm trọng trên cả nước. Nhưng chưa thấy Bộ NN-PTNT có giải pháp nào khắc phục. Vì lẽ đó chúng tôi cho rằng, nên có cơ chế chế tài, quy trách nhiệm khi việc xả lũ gây ngập lụt và thiệt hại cho người dân. Phải gắn việc bảo vệ an toàn các hồ chứa với sự an toàn của người dân, không thể vin vào việc bảo vệ các hồ chứa rồi muốn làm gì thì làm, bất chấp hậu quả xảy ra khi xả lũ.
Luật gia Trần Đình Thu
Bình luận (0)