>> Mưa to kèm xả lũ, cả thị xã Hoàng Mai chìm trong biển nước
|
|
Ông Mai cho biết, khi nhận được dự báo bão số 10 có thể gây mưa trong vùng từ 100 - 200 mm, công ty đã xin ý kiến Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh để xả lũ. 7 giờ ngày 30.9, công ty đã có thông báo bằng điện thoại và đến 8 giờ đã có thông báo cho các xã vùng hạ du biết việc xả lũ.
“Lúc 19 giờ cùng ngày (30.9), chúng tôi cho xả cửa số 2 khi mực nước trong hồ mới đạt 20,54 m (theo quy định xả lũ, mực nước đạt 21 m mới xả - PV); đến 0 giờ ngày 1.10, xả cửa số 4 khi mực nước trong hồ đạt 20,62m; 0 giờ 24, xả tiếp cửa số 1; đến 4 giờ 20 xả cửa số 3 và đến 4 giờ 30 phút, xả cửa số 5”, ông Mai báo cáo.
“Chúng tôi khẳng định, việc vận hành tràn xả lũ hồ Vực Mấu được thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên, do lượng mưa quá lớn và tập trung trong thời gian ngắn (từ 19 giờ ngày 30.9 đến 5 giờ ngày 1.10 tại hồ đo được 407 mm, đến 18 giờ cùng ngày là 585 mm), đạt tần suất lũ 0,5, tức 200 năm mới xuất hiện một lần, lại xảy ra trong đêm khuya cộng với thủy triều dâng nên lũ thoát chậm và gây ngập lụt cho vùng hạ du”, ông Mai nói.
|
Nhiều phóng viên đặt câu hỏi: Vì sao công ty không cho xả lũ trước khi bão số 10 ập vào? Quy trình xả lũ liệu có phù hợp không khi UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định vận hành xả lũ năm 2009 thì hồ Vực Mấu mới chỉ có 3 cửa xả trong khi hiện nay hồ đã có 5 cửa? Trách nhiệm của đơn vị quản lý, vận hành hồ đối với thiệt hại của người dân ra sao khi nhiều người dân cho rằng họ không hề nhận được thông báo xả lũ?
Ông Nguyễn Văn Đệ, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An, viện dẫn quy trình vận hành điều tiết hồ Vực Mấu của UBND tỉnh Nghệ An năm 2009, cho rằng theo quy định, từ ngày 1.10 hằng năm, quy trình xả lũ khi mực nước trong hồ đạt 21 m. Đêm 30.9, hồ đã được xả khi mực nước còn thấp hơn cao trình này.
Còn ông Nguyễn Văn Lập, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An, cho rằng: “Theo quy định thì từ ngày 1.10, phải giữ mực nước 21 m, nếu xả cạn không đủ nước để dân sản xuất thì công ty phải chịu trách nhiệm. Đây cũng là một áp lực lớn đối với anh em”. Về qui trình xả lũ hồ Vực Mấu theo quy định hiện hành, ông Lập nói chưa thể khẳng định đúng hay không mà phải có đánh giá chính xác của các chuyên gia.
“Sắp tới sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh thuê chuyên gia đánh giá lại quy trình xả lũ của hồ để có các phương án xả lũ thích hợp hơn”, ông Lập nói.
Ông Lê Sĩ Chiến, Phó chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai, cho biết vụ nước lũ nhấn chìm thị xã Hoàng Mai đã khiến hai người chết, một người mất tích, thiệt hại hơn 800 tỉ đồng.
“Chúng tôi nhận được thông báo xả lũ của Xí nghiệp Thủy lợi Quỳnh Lưu lúc 15 giờ ngày 30.9. Các phường xã đều đã phát nguyên thông báo này trên hệ thống loa truyền thanh”, ông Chiến nói.
“Hồ Vực Mấu có diện tích 225 km2, dung tích chứa 75 triệu m3 nước, sức chứa lũ của hồ là 110 triệu m3 nước, cửa xả cao nhất đạt 1.250 m3/s. Lượng mưa quá lớn trong thời gian ngắn nên việc xả lũ là bất khả kháng, nếu không xả, hồ vỡ thì nguy cơ sẽ cuốn cả thị xã Hoàng Mai ra biển”, ông Nguyễn Văn Lập, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An, nói. |
Khánh Hoan
>> Thủy điện đồng loạt xả lũ
>> Hồ thủy lợi xả lũ, hàng chục nhà dân bị ngập
>> Thủy điện xả lũ gây ngập ở Kon Tum
Bình luận (0)