Tiền ảo Libra của Facebook có một vấn đề cần giải quyết

Thành Luân
Thành Luân
20/06/2019 08:35 GMT+7

Libra được phân cấp là một loại tiền ảo thông thường, nhưng ngay từ đầu đã phát sinh vấn đề về niềm tin đối với sự cần thiết của tiền ảo này so với tiền tệ thông thường.

Theo The Verge, việc tiền ảo xuất hiện bắt nguồn từ sự thiếu niềm tin của người dùng đối với các cơ quan tài chính trung ương, vốn chịu trách nhiệm trong việc quản lý tiền tệ. Nhiều giao dịch từ đó chuyển sang tiền ảo.
Sau khi cơn sốt Bitcoin lắng dần trong một thời gian thì Facebook đã khơi dậy sức hút tiền ảo bằng một loại tiền ảo mới đầy tham vọng mang tên Libra, được quản lý bởi Hiệp hội Libra với các công ty tài chính và công nghệ như Visa, Mastercard và dĩ nhiên là Facebook. Đây là một dự án cực kỳ tham vọng, mà ở đó Facebook sẽ đảm nhận một blockchain tài chính toàn cầu. Ở cấp độ kỹ thuật, Libra tương tự như Bitcoin và Ethereum. Đó đều là những tiền ảo được chú ý.
Trong khi Libra hoạt động ở dạng phân cấp thì về cơ bản, đó vẫn là một dự án của Facebook. Nhân viên Facebook đã thiết kế blockchain và liên kết các đối tác quản lý nó. Ví Libra sẽ được nhúng trong các ứng dụng Facebook như Messenger và WhatsApp, có nghĩa các sản phẩm của Facebook sẽ là cách chính mà mọi người trải nghiệm. Sử dụng Libra có nghĩa là tin tưởng Facebook, một trong những công ty mạnh nhất trên Trái đất.
Mặc dù có nhiều khía cạnh kỹ thuật tương tự như Bitcoin, Libra lại thoát khỏi mô hình đó và hoạt động theo một cách khác. Tiền tệ chạy trên một blockchain được cấp phép, có nghĩa chỉ các công ty trong Hiệp hội Libra mới có thể khai thác nó. Về cơ bản, nó giúp Libra có tính ổn định hơn và tránh các vấn đề như Bitcoin. Nhưng nó cũng khiến Hiệp hội Libra trở thành một ngân hàng trung ương thực tế, tích cực quản lý tiền tệ cho sự ổn định được hỗ trợ bởi một lượng dự trữ trái phiếu và tiền tệ. Ở góc độ doanh nghiệp blockchain, nó sẽ đảm bảo xóa các giao dịch nhanh chóng và không mất giá sau khi giao dịch thành công.
Facebook từng khiến người dùng lo ngại về vấn đề an ninh mạng, do đó họ có cơ sở lo ngại cho Libra Ảnh: Reuters
Nhưng một câu hỏi khá thú vị đặt ra là: nếu mọi người không tin vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, tại sao lại tin tưởng Visa và Mastercard? Bên cạnh đó, việc blockchain được quản lý tập trung vốn không có tính tin cậy cao, đó là lý do khiến nhóm Libra cho biết việc quản lý là tạm thời và sẽ có giải pháp khắc phục về sau.
Trong khi đó, một số người lo ngại Libra là mối đe dọa tiềm tàng đối với hệ thống tài chính. Đó là lý do tại sao nhà quản lý châu Âu tìm cách kiềm chế đồng tiền ảo mới, với lý do cho rằng nó như là một mối đe dọa cho chủ quyền quốc gia. Điều này hoàn toàn có cơ sở cho một công ty có các vấn đề về thông tin sai lệch hay nhiều tổn hại khác cho người tiêu dùng.
Với câu hỏi về niềm tin. Về lý thuyết, việc công bố quyền kiểm soát vật chất đối với Libra trên hàng chục công ty công nghệ và tài chính có thể giúp giải quyết các vấn đề về niềm tin, khiến đồng tiền dường như là thứ có nhiều công ty tham gia. Nhưng vai trò của Facebook trong việc phác thảo hệ thống rất khó để loại bỏ. Nếu không tin tưởng Facebook trong việc quản lý News Feed, vậy tại sao mọi người lại tin tưởng công ty này có thể xây dựng hệ thống tài chính toàn cầu.
Quan trọng hơn, nếu hệ thống mới chỉ tập trung như hệ thống cũ, Libra trông như một công cụ nắm quyền lực hơn là nhằm di chuyển ra khỏi tiền tệ thông thường. Tham gia vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng trung ương có thể là điều tuyệt vời đối với các công ty nhằm tạo niềm tin cho loại tiền ảo mới này
.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.