|
Như vậy, đến nay Quảng Nam đã có 5 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trước đó hát bả trạo của cư dân miền biển được công nhận năm 2013.
TS Trần Tấn Vịnh - nguyên Giám đốc Bảo tàng Quảng Nam, người có nhiều năm nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học các di sản phi vật thể miền núi - đánh giá nghề dệt thổ cẩm truyền thống Cơ Tu chỉ còn lưu giữ tại làng Công Dồn (xã Zuôih, H.Nam Giang), trong khi các nơi khác ở đại ngàn Trường Sơn đều mai một.
Các di sản khác cũng lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, như vũ điệu tâng tung da dá (vũ điệu dâng trời) là nghệ thuật diễn xướng nổi trội trong kho tàng văn hóa dân gian Cơ Tu, nghệ thuật trang trí của đồng bào Co khu vực giáp ranh Quảng Nam - Quảng Ngãi là công trình sáng tạo tập thể đặc sắc. Riêng lễ rước cộ Bà (tổ chức vào mùng 10 và 11 tháng giêng) thể hiện đậm nét giao lưu văn hóa Chăm - Việt.
H.X.H
>> Đề nghị công nhận lễ hội vía Bà là di sản văn hóa phi vật thể
>> Đệ trình Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại
>> Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể
Bình luận (0)