Công nhận di tích đàn Âm hồn ở Huế

07/12/2013 02:40 GMT+7

Ngày 5.12, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ký quyết định công nhận di tích đàn m hồn (tọa lạc P.Thuận Hòa, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đàn m hồn được triều đình nhà Nguyễn lập năm 1894, dưới triều vua Thành Thái, là nơi thờ tự, cúng tế vong linh các liệt sĩ, đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ kinh đô ngày 5.7.1885 Ất Dậu (nhằm ngày 23.5 âm lịch).

Ngày 5.12, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ký quyết định công nhận di tích đàn m hồn (tọa lạc P.Thuận Hòa, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đàn m hồn được triều đình nhà Nguyễn lập năm 1894, dưới triều vua Thành Thái, là nơi thờ tự, cúng tế vong linh các liệt sĩ, đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ kinh đô ngày 5.7.1885 Ất Dậu (nhằm ngày 23.5 âm lịch).

Cùng với đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, đàn m hồn là công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng ở Huế do triều đình xây dựng, được xem là đài liệt sĩ đầu tiên, biểu trưng cho tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ 19.

Theo quyết định, khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích đàn m hồn có tổng diện tích 1.170 m2, gồm 3 thửa đất số 49, 140 và 141. Trước đó, di tích đã bị xâm hại suốt hơn 20 năm qua, Báo Thanh Niên cũng đã nhiều lần phản ánh. Trong khuôn viên của đàn, hiện có hai thửa đất số 140 và 141 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân và sau đó đã xảy ra việc mua đi bán lại nhiều lần. Hiện UBND tỉnh đang giao cho các cấp thẩm quyền xử lý thu hồi đất trả lại cho di tích.

Bùi Ngọc Long

>> Quảng Bình xếp hạng 2 di tích cấp tỉnh
>> Di tích “giếng vua” đang bị xâm hại
>> Rồng đá biến mất khỏi di tích

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.