Công tác phát hiện án tham nhũng ‘có vấn đề’

19/12/2015 07:29 GMT+7

'Công tác phát hiện án tham nhũng đang có vấn đề, nếu không muốn nói rằng đây là khâu yếu nhất', Phó viện trưởng Viện KSND TP.HCM Dương Ngọc Hải nhận định.

'Công tác phát hiện án tham nhũng đang có vấn đề, nếu không muốn nói rằng đây là khâu yếu nhất', Phó viện trưởng Viện KSND TP.HCM Dương Ngọc Hải nhận định.

Huỳnh Ngọc Sĩ trong vụ án tham nhũng tại dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM - Ảnh: Trần DuyHuỳnh Ngọc Sĩ trong vụ án tham nhũng tại dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM - Ảnh: Trần Duy
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện luật Phòng, chống tham nhũng, do Viện KSND TP.HCM tổ chức ngày 18.12, báo cáo của Viện KSND Q.Thủ Đức cho biết trong 10 năm thực hiện phòng, chống tham nhũng cơ quan này không phát hiện hành vi tham nhũng nào trên địa bàn quận.
Tương tự, Viện KSND Q.Bình Tân cũng báo cáo thanh tra quận này 10 năm qua không phát hiện hành vi tham nhũng nào để kiến nghị khởi tố.
Nghe báo cáo của Viện KSND hai quận trên, Phó viện trưởng Viện KSND TP.HCM Dương Ngọc Hải nhận định: “Công tác phát hiện án tham nhũng đang có vấn đề, nếu không muốn nói rằng đây là khâu yếu nhất”. Theo ông Hải, nguyên tắc thực hiện phòng, chống tham nhũng là đừng để xảy ra tham nhũng, khi xảy ra thì phải phát hiện, phát hiện rồi phải xử lý cho nghiêm. 
“Nhưng 10 năm nay, toàn TP mà tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa đến 100. Riêng 2014 - 2015 chỉ 10 tin báo và năm 2015 Viện KSND 2 cấp TP và quận huyện khởi tố chưa đến 20 vụ án tham nhũng trên tổng hơn 11.000 các vụ án, tội phạm khác nói chung, tỷ lệ công tác phát hiện án tham nhũng như thế là quá thấp”, ông Hải nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Chung, Viện trưởng Viện KSND Q.8, kiến nghị: “Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ thì tình trạng tham nhũng ở Hà Nội và TP.HCM không có hoặc phát hiện rất ít so với các địa phương khác. Chúng ta làm trong công tác ngành tư pháp, theo tôi, đánh giá này là một vấn đề cần phải xem lại”.
Theo ông Trần Kiến Xương, Chánh văn phòng Viện KSND TP.HCM, việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và một số quy định mới trong bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) là cách để phát hiện, hạn chế được tội phạm tham nhũng cũng như giúp tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng sẽ tăng trong tương lai. 
“Ngành kiểm sát sẽ tham gia hoạt động giám sát điều tra ngay từ đầu, khi cơ quan điều tra thu thập chứng cứ. Và bằng những biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, khi cơ quan điều tra xác minh hoặc nghi ngờ những tài sản là có được từ tham nhũng, viện kiểm sát sẽ tích cực kiểm tra, xem xét để đề ra những biện pháp ngăn chặn, phong tỏa tài sản ấy, hạn chế được việc tẩu tán tài sản tham nhũng”, ông Kiến Xương nêu.
* Cùng ngày, TAND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện luật Phòng, chống tham nhũng. Chánh án TAND TP Ung Thị Xuân Hương cho biết từ năm 2005 đến nay, số vụ án hình sự sơ thẩm thuộc thẩm quyền thụ lý của TAND TP liên quan tham nhũng có tăng nhưng không đáng kể, tuy nhiên số bị cáo ngày càng tăng mạnh, đặc biệt có năm số bị cáo tăng đột biến. 
Trong đó, số vụ và số bị cáo bị truy tố về tội “tham ô tài sản” chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 60%). Theo thẩm phán Vũ Phi Long, Phó chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM, trong năm 2014 số tiền tuyên tịch thu từ các vụ án tham nhũng là hơn 13.576 tỉ đồng, 66.810 USD, 40 euro và 8.250 đô la Singapore.
Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo rất tinh vi trong việc chuyển giao tài sản cho người khác, do đó công tác tịch thu, thu hồi các loại tài sản này gặp rất nhiều khó khăn...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.