Vũ Khiêu, Nguyễn Thiệu Lâu, Trần Văn Giàu, Phạm Trung Việt, Nguyễn Đình Đầu... Nhà sử học Dương Trung Quốc viết lời giới thiệu, nêu rõ Trương Đăng Quế (1793 - 1865) là một trí thức lớn, một vị quan đại thần, một danh sĩ đóng vai trò quan trọng trong các thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, đã thể hiện lòng trung thành, liêm chính của mình trong 44 năm làm quan (1819 - 1863). Một trong những đóng góp đặc sắc nhất của Trương Đăng Quế là “hoàn thành việc đạc điền và lập địa bạ trên vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng. Đây chính là một đóng góp to lớn vào việc hoàn thiện lãnh thổ quốc gia và phục hưng đất nước, đặc biệt với vùng đất phương Nam”.
Sách ghi nhận: Trương Đăng Quế là vị Tổng tài Quốc sử quán đầu tiên dưới triều Nguyễn và là người mở đầu sự nghiệp chép sử của triều ấy, đã chủ biên các tác phẩm đồ sộ còn đến ngày nay như: 1. Đại Nam thực lục tiền biên, 2. Đại Nam liệt truyện tiền biên, 3. Đại Nam thực lục chính biên (đến Thiệu Trị), 4. Hoàng Nguyễn thực lục tiền biên, 5. Hoàng Nguyễn thực lục hậu chính biên. Bên cạnh đó là các sáng tác có giá trị văn học như: 1. Quảng Khê văn tập, 2. Trương Quảng Khê văn tập, 3. Trương Quảng Khê tiên sinh tập (tức Học văn dư tập), 4. Sứ trình vạn lý tập, 5. Duyệt Giáp Thìn khoa Điện thí văn, 6. Về Diệu Liên thi tập, 7. Nhật Bản kiến văn tiểu lục.
Tại buổi ra mắt sách, nhà văn Triệu Xuân, đại diện chi nhánh NXB Văn học TP.HCM, cho biết những năm trước đây tài liệu về danh sĩ Trương Đăng Quế rất hiếm, sáng tác của ông cũng chưa được dịch ra chữ quốc ngữ, nên độc giả nhất là thế hệ trẻ rất khó khăn khi muốn tìm hiểu. Vì thế, cuốn sách nghiên cứu đầu tiên giới thiệu tương đối đầy đủ về ông, có phần phụ lục toàn tập tác phẩm Trương Quảng Khê tiên sinh tập dịch ra tiếng Việt (với phần chữ Hán khắc gỗ năm 1857 kèm theo) nhằm cung cấp cho bạn đọc trẻ những kiến thức hữu ích. Hiện TP.HCM có một con đường mang tên Trương Đăng Quế.
Giao Hưởng
Bình luận (0)