Xe

‘CSGT không nên núp lùm, đường đường chính chính mà làm’

09/12/2015 07:47 GMT+7

'Tuần tra, xử phạt vi phạm giao thông thì cứ đường đường chính chính mà làm. Mình là lực lượng chức năng, thực thi công vụ thì cứ đường đường chính chính', đại biểu Nguyễn Hồng Hà nói.

'Tuần tra, xử phạt vi phạm giao thông thì cứ đường đường chính chính mà làm. Mình là lực lượng chức năng, thực thi công vụ thì cứ đường đường chính chính', đại biểu Nguyễn Hồng Hà nói.

Cử tri đề nghị cảnh sát giao thông phải đường đường chính chính kiểm soát hành vi vi phạm giao thông - Ảnh: Công NguyênCử tri đề nghị cảnh sát giao thông phải đường đường chính chính kiểm soát hành vi vi phạm giao thông - Ảnh: Công Nguyên
Tại kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP.HCM khóa 8 đang diễn ra, phóng viên Thanh Niên ghi nhận ý kiến các đại biểu xung quanh phản ánh của cử tri thành phố gửi đến kỳ họp, than phiền cách ứng xử với người tham gia giao thông và xử lý vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông thiếu minh bạch, chỉ canh người vi phạm để phạt mà thiếu tính giáo dục.
“Đường đường chính chính mà làm”
"Hình ảnh anh cảnh sát giao thông ngồi ôm chân tài xế xe tải trên xa lộ Hà Nội vừa qua, tôi không nói đến tính chất đúng - sai của vụ việc, mà riêng việc ôm chân như vậy thấy cũng kỳ kỳ. Mình thi hành công vụ thì phải chuẩn mực, có cách xử lý phù hợp”, đại biểu Nguyễn Hồng Hà nói.
Đại biểu Nguyễn Hồng Hà, Phó trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố nói thẳng: “Núp lùm là không nên”. 
Theo ông Hà, TP.HCM có lượng xe quá nhiều với hơn 7 triệu xe máy, gần 800.000 ô tô, trong khi diện tích dành cho giao thông không đáp ứng đủ nhu cầu. Các tuyến đường phần lớn là nhỏ hẹp nên mật độ lưu thông dày đặc. Áp lực “xe nhiều, đường ít” đè nặng lên người tham gia giao thông, và cũng đè nặng lên trách nhiệm kiểm soát hành vi vi phạm giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông.
Theo vị đại biểu này, việc “núp lùm” của CSGT tưởng như không còn nữa, nhưng bây giờ cử tri lại than phiền thì cần phải xem xét để có cách ứng xử phù hợp hơn. 
“Tuần tra, xử phạt vi phạm giao thông thì cứ đường đường chính chính mà làm. Mình là lực lượng chức năng, thực thi công vụ thì cứ đường đường chính chính. Hình ảnh cảnh sát giao thông ngồi ôm chân tài xế xe tải trên xa lộ Hà Nội, tôi không nói đến tính chất đúng - sai của vụ việc, mà riêng việc ôm chân như vậy thấy cũng kỳ kỳ. Mình thi hành công vụ thì phải chuẩn mực, có cách xử lý phù hợp”, ông Hà nói. 
Phạt nghiêm, không phân biệt là “núp” hay không “núp”
“Cảnh sát giao thông có núp lùm hay không không quan trọng. Điều quan trọng là phải ngăn chặn triệt để nguy cơ xảy ra tai nạn”, đại biểu Võ Văn Sen
Khác với ý kiến của đại biểu Nguyễn Hồng Hà, đại biểu Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nói: “Vi phạm giao thông thì cần phải xử phạt nghiêm minh, không phân biệt là chuyện 'núp' hay không 'núp' gì cả”. 
Đại biểu Võ Văn Sen nêu quan điểm: “Chúng ta phải đặt vấn đề an toàn tính mạng con người lên hàng đầu, trên hết. Đi đường mà không chấp hành luật lệ giao thông, nguy cơ xảy ra tai nạn, đe dọa đến tính mạng con người, đương nhiên là phải bị phạt".
"Cảnh sát giao thông có núp lùm hay không, không quan trọng. Điều quan trọng là phải ngăn chặn triệt để nguy cơ xảy ra tai nạn. Tôi nghĩ phạt lỗi vi phạm giao thông là chuyện của cảnh sát, còn chuyện giáo dục là của trường học, của gia đình, của ý thức cá nhân mỗi người”, đại biểu Võ Văn Sen nói thêm.
Theo đại biểu Võ Văn Sen, trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay xảy ra 3.387 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 650 người, bị thương 3.000 người. Riêng số người chết vì tai nạn giao thông năm 2015 tăng 20 người so với năm 2014. 
Ông Sen cho rằng đây là một con số rất đau lòng. Do vậy cảnh sát giao thông cần phải tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm minh vi phạm giao thông để bảo vệ an toàn tính mạng người dân; đồng thời, cũng phải tăng cường, thường xuyên có mặt kịp thời vào giờ cao điểm trên các tuyến đường để đảm bảo điều tiết giao thông cho người dân “dễ thở” trong việc đi lại. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.