Củ kiệu

14/01/2012 02:09 GMT+7

Nói đến thịt kho tàu ngày tết, người ta nhớ ngay đến dưa món, củ kiệu. Làm củ kiệu đòi hỏi nhiều công phu nên khi thưởng thức thì rất ngon miệng.

Nói đến thịt kho tàu ngày tết, người ta nhớ ngay đến dưa món, củ kiệu. Làm củ kiệu đòi hỏi nhiều công phu nên khi thưởng thức thì rất ngon miệng.

Củ kiệu là cây thảo nhỏ thuộc họ hành tỏi, còn có tên gọi khác là tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử... Cây kiệu được trồng khắp nơi, lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm hoặc làm thuốc phòng chữa nhiều bệnh - nhất là người sống nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp.

 
Ảnh: M.N

Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông, có thể làm dịu đi hương vị của một món ăn cay hoặc có mùi tanh, trợ tiêu hóa. Ngoài món muối chua, còn có thể chế biến kiệu thành nhiều món ăn phối hợp với các loại thực phẩm khác, như lấy lá quấn thịt để nướng, làm rau thơm cho món lẩu hoặc ăn sống cùng với các loại rau khác.

Tính năng trị liệu

Theo y học cổ truyền, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Củ kiệu giã dập vắt lấy nước uống hoặc đắp ngoài có tác dụng giảm đau, làm ấm bụng, chữa viêm mũi mãn tính, nôn khan, sưng đau cơ khớp, chữa phỏng nhẹ (không bị tuột da), chữa đau bụng, tức ngực khó thở, sản phụ bị kiết lỵ, bổ khí, điều hòa nội tạng, tăng cường sức đề kháng khi thời tiết giá lạnh, phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng và hỗ trợ điều trị ung thư (phổi, dạ dày, tuyến vú).

Lưu ý: Những ai hay bị nóng trong người thì không nên ăn quá nhiều củ kiệu, bởi có thể gây hư tổn khí huyết và nóng gan.

Minh Quân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.