Nhờ tấm lòng rộng mở của ông Ý, 39 năm qua đã có hàng chục học sinh nghèo được hỗ trợ ăn học thành tài.
Chúng tôi đến nhà khi ông đang loay hoay tỉa cây kiểng ngoài vườn. Mang thương tật tỷ lệ hơn 83% nhưng ông luôn cố gắng tạo ra những sản phẩm cây kiểng đẹp cho đời. Ông kể, trong chiến tranh ông bị thương 2 lần. Lần đầu (năm 1966) bị mất 1 cánh tay, 1 con mắt; lần thứ hai (năm 1972) bị mất 1 chân, nhưng vẫn tình nguyện tại ngũ cho đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.
tin liên quan
[VIDEO] Kỳ tích cụ ông U.70 không tay làm những việc khó tinBi kịch ập đến với cậu bé 4 tuổi khi chiếc máy ép mía cán nát đôi tay. Lớn lên với đôi tay cụt tận vai, nhưng cậu bé ấy đã khiến người có tay phải ngỡ ngàng.
Ông kể tiếp, thời chiến tranh, do điều kiện khó khăn nên chỉ được học đến lớp 2. Nay đất nước hòa bình, người dân muốn phát triển cuộc sống thì phải học hành để có kiến thức. Vì vậy, ông muốn dành một phần công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ học sinh nghèo đến trường.
Đầu tiên là năm 1978, ông thuyết phục 8 gia đình nghèo cho 8 con em được đi học, ông sẽ lo tiền mua sách vở, thậm chí lo luôn gạo cho các gia đình. Trong 8 em này đến nay có 4 người đậu đại học, 4 người tốt nghiệp cấp 3. Từ đó đến nay, bao nhiêu tiền làm được và tiền thương binh hằng tháng, ông Ý đều dành dụm để lo cho học sinh nghèo.
Ông chia sẻ: “Tôi mong muốn sống thêm được ngày nào, tháng nào là giúp học trò nghèo ngày đó. Mai sau, các cháu trưởng thành sẽ giúp những thế hệ tiếp theo”.
Trong số những học sinh được ông Ý giúp đỡ có không ít người thành đạt, sau đó quay về giúp đỡ quê hương. Anh Nguyễn Văn Ẩn, người được ông Ý giúp thời điểm những năm 1980, sau đó tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, kể: “Hồi đó nhà tôi nghèo lắm, không có tiền đi học, định nghỉ học để đi làm thuê. May nhờ có ông Tám (ông Ý - PV) giúp đỡ, tôi quay lại lớp học và phát triển đến ngày nay. Khi có việc làm và thu nhập ổn định, tôi và mẹ mang ít tiền đến trả ơn nhưng ông không nhận mà bảo tôi nên giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác. Ơn nghĩa của ông Tám đối với học sinh nghèo và người dân rất sâu nặng. Đây là tấm gương để thế hệ đi sau như chúng tôi tiếp bước”.
Ngoài anh Ân còn có anh Nguyễn Văn Tài, giảng viên Trường ĐH Cần Thơ, hiện đang học tiến sĩ năm thứ nhất.
Tính đến nay không thể thống kê hết được bao nhiêu học sinh có hoàn cảnh khó khăn được ông Ý giúp đỡ. Chỉ biết hiện ông đang hỗ trợ 16 học sinh, trong đó có 2 em đang học đại học. Cứ mỗi lần tựu trường, ông lại lấy tiền dành dụm để mua sách, xe đạp cho các học sinh mà ông xem là con cháu của mình.
tin liên quan
Cụ ông 82 tuổi 15 năm một mình vá đườngĐã 15 năm qua, ông Mai Văn Phước (còn gọi là Bảy Đèo, 82 tuổi, ngụ
khóm Mỹ Phú, P.Mỹ Phú, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) thầm lặng tự nguyện đi vá
đường, khiến nhiều người vô cùng cảm kích.
Bình luận (0)