Ngày 26.3, Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết kết quả xét nghiệm các mẫu cua của Phân viện Nghiên cứu thủy sản Nam Sông Hậu cho thấy tất cả đều có ký sinh trùng giáp xác chân tơ Sacculina sp. Từ đó, bước đầu đánh giá nguyên nhân khiến cua nuôi của người dân bị chết trên diện rộng là do Sacculina sp.
Do chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu nên ngành nông nghiệp Cà Mau khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng là chính. Trong đó, đặc biệt chú ý cải tạo vuông nuôi triệt để, đúng quy trình kỹ thuật; thả giống với mật độ vừa phải (từ 0,5 - 1 con/m2); trước khi vào mùa vụ thả giống - đặc biệt những vuông nuôi đã, đang có cua chết - người dân cần phơi đầm, sử dụng vôi để cải tạo, diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng, giáp xác nhỏ trong ao nuôi.
Như Thanh Niên đã thông tin, gần đây nhiều hộ dân trên địa bàn các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân và Đầm Dơi (Cà Mau) lo lắng vì cua nuôi bị chết bất thường trên diện rộng.
Bình luận (0)