Cục Quản lý dược đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu điều trị Covid-19

26/02/2022 10:43 GMT+7

Cơ bản đáp đảm bảo kịp thời nhu cầu các thuốc điều trị Covid-19. Số ca F0 hiện ở mức cao trong cộng đồng, gia tăng nhu cầu tiếp cận thuốc điều trị. Cục Quản lý dược có các giải pháp đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch.

Đảm bảo “toàn diện” thuốc cho phòng chống dịch Covid-19

Thông tin từ Cục Quản lý dược cho biết, hầu hết các ca mắc Covid-19 nặng có các bệnh nền như: đái tháo đường, ung thư, tim mạch, bản thân Covid-19 cũng gây các nguy cơ như: huyết khối, bão Cytokin, tổn thương phổi,... Do đó, điều trị Covid-19 không chỉ là thuốc kháng virus mà còn các thuốc chuyên khoa khác, tùy thuộc vào mỗi ca bệnh và diễn biến bệnh.

Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế, trong danh mục thuốc thiết yếu điều trị Covid-19 có 28 thuốc cho điều trị BN không triệu chứng và nhẹ; 29 thuốc thiết yếu điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ trung bình; 45 thuốc thiết yếu cho điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.

Ngày 26.2: Công bố 98.876 ca Covid-19, 20.427 ca khỏi | Hà Nội 10.783 ca | TP.HCM 2.069 ca

Kịp thời rà soát, ban hành văn bản

Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn cao điểm phòng chống dịch Covid-19, đã cơ bản đã đảm bảo kịp thời nhu cầu đối với các loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 được Quy định tại Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28.5.2021 của Bộ Y tế. Riêng đối với các thuốc kháng vi rút, thời gian qua Bộ Y tế đã huy động tối đa các nguồn lực để cung ứng thuốc theo nhu cầu điều trị. Đã cấp theo nhu cầu đề xuất của các địa phương các loại thuốc như: Thuốc Remdesiv, Favipiravir, Molnupiravir.

Trong đó, Remdesivir đã được sử dụng tại Mỹ, Nhật, châu Âu; đã tiếp nhận, phân bổ cho các địa phương, đơn vị hơn 1,6 triệu lọ; Thuốc Favipiravir đã được sử dụng tại Nga, Hy lạp, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Bộ Y tế đã tiếp nhận, phân bổ khoảng 3 triệu viên.

Đặc biệt, với thuốc Molnupiravir, đã được Cơ quan quản lý dược của Anh, Mỹ đã cấp phép cho nhu cầu cấp bách. Trong các tháng cao điểm dịch (từ tháng 8.2021 đến tháng 2.2022) Bộ Y tế đã phân bổ hơn 430.000 liều cho 52 tỉnh, thành, điều trị F0 nhẹ tại nhà, tại cộng đồng.

Đáng lưu ý, trong năm 2021, Cục Quản lý dược phối hợp các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ Y tế đã rà soát xây dựng văn bản, lãnh đạo Bộ Y tế trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu, cấp phép và nghiên cứu, sản xuất thuốc trong nước với các cơ chế đặc thù về quản lý thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách về phòng chống dịch.

Hà Nội gần chạm mốc 10.000 ca Covid-19 mới trong một ngày

Trong nước chủ động nguồn cung ứng thuốc

Mới đây nhất, ngày 17.2, Cục trưởng Cục Quản lý Dược đã ký quyết định ban hành danh mục 3 loại thuốc chứa Molnupiravir sản xuất trong nước, được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Cục Quản lý dược triển khai các giải pháp đảm bảo cung ứng thuốc thiết yếu điều trị Covid-19.

Đậu Tiến Đạt

Theo đó, Cục Quản lý dược cấp phép cho 3 loại thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir gồm: Molravir 400 mg do Công ty CP dược phẩm Boston VN sản xuất; Movinavir 200 mg, do Công ty CP hóa dược phẩm Mekophar sản xuất; Molnuporavir 400 mg, do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm chi nhánh 1 sản xuất.

Theo đánh giá của các chuyên gia điều trị, việc các đơn vị dược trong nước đủ năng lực được cấp phép sản xuất thuốc giúp có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống, kiểm soát dịch, giảm các nguy cơ các F0 tăng nặng trong bối cảnh các F0 trong cộng đồng tăng cao và, đặc biệt quan trọng khi chúng ta xác định chung sống an toàn với Covid-19, chấp nhận không “zero F0”, có F0 trong cộng đồng.

Cùng với bao phủ rộng vắc xin, việc người dân thuận lợi trong tiếp cận thuốc điều trị Covid-19 giúp chúng ta đảm bảo vững chắc chiến lược điều trị F0 nhẹ tại nhà và cộng đồng, tránh cho hệ thống y tế quá tải, nhờ đó tập trung hiệu quả cho điều trị các F0 nặng, giảm được tỷ lệ tăng nặng và tử vong do Covid-19.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.