Có ít nhất 2 đăng ký sáng chế (patent) đối với sản phẩm có chiết xuất từ cần sa đã được cấp bằng, trong đó có một cấp cho công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, gần chục trường hợp tương tự khác đang trong giai đoạn xem xét.
Tiến sĩ Niyada Kiatying-Angsulee, giám đốc Trung tâm phát triển cơ chế giám sát hệ thống thuốc của Thái Lan, cho rằng với việc đồng ý cho đăng ký sáng chế, Cục sở hữu trí tuệ đã không bảo vệ lợi ích của những người Thái sử dụng chiết xuất cần sa làm thuốc chữa bệnh.
Bà Niyada nói rằng trung tâm thúc giục Cục sở hữu trí tuệ hủy công nhận và từ chối đăng ký sáng chế đối với sản phẩm có chiết xuất từ cần sa, nếu không trung tâm của bà sẽ kiện cơ quan chịu trách nhiệm về sở hữu trí tuệ này ra tòa.
“Chúng tôi kêu gọi Cục rút việc cấp bằng. Nếu tiếp tục phớt lờ yêu cầu của chúng tôi, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác sẽ kiện ra tòa”, bà Niyada phát biểu.
tin liên quan
Thái Lan cân nhắc hợp pháp hóa cần sa y tếViệc công nhận sáng chế liên quan đến chiết xuất cần sa đồng nghĩa các nhà khoa học ở Thái Lan sẽ không còn cơ hội nghiên cứu chiết xuất của cần sa, trong khi những sản phẩm từ chiết xuất cần sa rất cần thiết để làm thuốc chữa bệnh, theo Trung tâm phát triển cơ chế giám sát hệ thống thuốc của Thái Lan.
Đáp lại, ông Thosapone Dansuputra, Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ, nói rằng việc đăng ký sáng chế chiết xuất cần sa không có ý nghĩa như các nhà nghiên cứu lo ngại, bởi theo luật của nước này chiết xuất từ thảo dược không được xem là tài sản trí tuệ.
"Các công ty nước ngoài không thể có được bằng sáng chế chiết xuất từ cần sa, và các nhà nghiên cứu Thái Lan có quyền sử dụng chất chiết xuất cần sa để nghiên cứu và phát triển các loại thuốc", ông Thosapone phát biểu, và giải thích rằng Cục sở hữu trí tuệ chỉ chấp nhận đơn đăng ký bằng sáng chế như là một phần của thủ tục hành chính.
Bình luận (0)