Nỗi lo mới từ châu u
Lãnh đạo Cơ quan Dịch tễ Nga Gennady Onishchenko ngày 17-1 cho biết số lượng người mắc cúm A/H1N1 đang tiếp tục gia tăng tại 8 khu vực trên toàn nước Nga. Tình hình phức tạp hơn cả diễn ra tại tỉnh Tomskaya, nơi sự truyền nhiễm bệnh cúm đặc biệt mạnh. Số người bị nhiễm chủng virus cúm này tiếp tục gia tăng ở nhiều nước và nạn nhân tử vong ở châu u do cúm A/H1N1 tăng từng ngày.
Ở một số nước, bệnh đã vượt ngưỡng đại dịch. Đây là dấu hiệu đáng báo động cho thấy virus đại dịch cúm A/H1N1 bắt đầu tái bùng phát.
Dịch cúm A/H1N1 mới hoành hành châu u chỉ vài tháng sau khi Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Margaret Chan tuyên bố dịch cúm bùng phát hồi tháng 4-2009 đã chấm dứt và đã cướp đi sinh mạng của khoảng 18.130 người tại 214 nước và vùng lãnh thổ. Khi đó bà M. Chan đã kêu gọi các nước tiếp tục duy trì mức độ cảnh giác cao đối với dịch cúm A/H1N1 vì virus A/H1N1 có thể tiếp tục gây bệnh nghiêm trọng trong giới trẻ.
Hậu quả của việc không tiêm ngừa?
Phản ứng trước dịch cúm A/H1N1 đang hoành hành tại 18 quốc gia châu u, Hiệp hội Vi sinh vật lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm châu u (ESCMID) cáo buộc “đây chính là hậu quả của việc không tiêm vaccine ngừa cúm A/H1N1 đầy đủ và cả sự chủ quan sau khi đại dịch được tuyên bố kết thúc”. ESCMID kêu gọi khẩn cấp tiến hành tiêm chủng vaccine này ở khắp châu u, không chỉ dành cho những đối tượng có nguy cơ cao mà cả đối tượng là lực lượng nhân viên y tế.
Trong các nước châu u, hiện Anh là nước có số người thiệt mạng do nhiễm cúm nhiều nhất. Chỉ trong tuần qua, đã có 62 trường hợp tử vong. Dù Bộ Y tế Anh khẳng định tình hình bùng phát cúm A/H1N1 đang ở mức ổn định nhưng nguồn tin từ Medical News Today cho biết nước Anh hiện đang bị chỉ trích nhiều nhất vì đã lơ là trong công tác phòng ngừa dịch cúm A/H1N1.
Hồi đầu tháng 1-2010, chính phủ Anh cho biết, họ chưa biết làm thế nào với 20 triệu liều vaccine chống cúm A/H1N1 dư thừa mà họ đã đặt mua ở thời kỳ bùng nổ của trận dịch. Mặc dù thuốc dư thừa nhưng khi dịch cúm lên đến đỉnh trong tháng 8-2009, nước Anh chỉ tiến hành chiến dịch tiêm chủng vaccine dành cho đối tượng có nguy cơ cao là người có bệnh mãn tính trên 65 tuổi và phụ nữ có thai.
Những gì đang diễn ra tại Anh cũng là mối lo ngại đối với một số quốc gia khác ở châu u như Pháp, Nga, Ukraine…
Bài học cũ
Trở lại với thời điểm bùng phát dịch cúm năm 2009 trên toàn cầu, khi mức độ và mô hình lây nhiễm rất khác nhau tùy theo khu vực. Theo dự báo của WHO khi đó, gần 2 tỷ người, chiếm khoảng 1/3 cư dân toàn cầu, có thể nhiễm chủng virus H1N1. Để đối phó với thách thức mới, WHO tuyên bố đại dịch toàn cầu và thúc đẩy cuộc chạy đua sản xuất hàng loạt vaccine ngừa virus H1N1 với dự báo nhu cầu lên tới 220 triệu liều/năm.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của virus H1N1 đã không nghiêm trọng như dự báo. Đầu năm 2010, dư luận thế giới cho rằng đây chỉ là màn kịch của các công ty dược phẩm nhằm trục lợi từ việc bán vaccine. Wolfgang Wodarg, người đứng đầu Ủy ban y tế của Hội đồng châu u cáo buộc các nhà sản xuất thuốc và vaccine chống cúm đã tác động tới Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để đưa ra tuyên bố đại dịch đang hoành hành.
Tính cho đến giữa tháng 11-2009, đã có hơn 65 triệu liều vaccine được tiêm chủng tại hơn 16 quốc gia trên thế giới trong bối cảnh các nước này đang oằn lưng với gánh nặng trả tiền vaccine chống cúm, số thuốc đã đặt mua trong thời kỳ đỉnh điểm của sợ hãi.
Tuy nhiên cho đến nay, trong khi chưa có một kết luận chính thức nào về những mối nghi ngờ xung quanh kịch bản trên, Giáo sư Giuseppe Cornaglia, Chủ tịch ESCMID, cảnh báo: “Sự trở lại của virus cúm A/H1N1 lần này nằm ngoài dự báo và chúng ta đang chứng kiến virus cúm A/H1N1 tấn công những nhóm đối tượng không nằm trong nhóm có nguy cơ cao trong trận dịch cũ năm 2009 (như thanh niên và những người không có bệnh mãn tính)”.
Nếu tình hình tồi tệ hơn trong những ngày sắp tới, cảnh báo của WHO được chứng minh là không thừa. Đây lại là một bài học nữa cho nhân loại!
Theo Sài Gòn Giải Phóng
Bình luận (0)