Nguồn gốc cúng sao giải hạn?
Dịp đầu năm, người dân lại đến chùa nhờ cúng sao giải hạn hoặc tự cúng ở nhà với mong muốn giải hạn sao xấu, cầu xin Thần Sao phù hộ cho gia đình, bản thân được mạnh khỏe, bình an, tai qua nạn khỏi và gặp nhiều may mắn.
Theo đó, có tất cả 9 sao nên cứ 9 năm lại luân phiên trở lại ứng với người nam, nữ khác nhau đó là: sao La Hầu, Kế Đô, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hớn, Thổ Tú, Thái Bạch, Thủy Diệu.
Trong đó, dân gian cho rằng nếu nam gặp phải sao chiếu mạng là La Hầu, nữ là sao Kế Đô thì năm đó là năm xấu, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Riêng với sao Thái Bạch thì hao tài tốn của, tiền bạc làm ra không giữ được, có tiểu nhân quấy phá.
tin liên quan
Ngày vía Thần tài: Ông là ai, bày mâm cúng thế nào để may mắn cả năm?Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa Kỳ Quang 2 (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết việc cúng sao giải hạn là tín ngưỡng dân gian chứ không có nguồn gốc trong văn hóa Phật giáo. Do con người cảm thấy nhỏ bé trước thiên nhiên nên cúng các vị thần để mong tránh khỏi những tai ương, những điều không may trong cuộc sống.
Cả tín ngưỡng dân gian và nghi lễ Phật giáo đều cầu mong cho mọi người được an lành nên một số chùa tổ chức dâng sao, có chùa chỉ tụng kinh lễ Phật để cầu bình an, phước lành cho người dân.
“Theo quan niệm nhà Phật, không có ngày tốt hay ngày xấu mà tất cả đều theo luật nhân quả. Nếu có làm việc xấu, hoặc làm việc tốt với tâm xấu thì có mang lễ đi giải cũng không tránh được nhân quả. Những người giữ tâm ý trong sạch thì lúc nào cũng cảm thấy bình an”, thượng tọa Thích Thiện Chiếu bày tỏ.
|
tin liên quan
Ngày vía Thần tài: ‘Đổ xô đi mua vàng chỉ tốn tiền chứ không có tài lộc!'Đồng quan điểm, một nhà nghiên cứu tôn giáo của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng cho biết, trong kinh văn, Đức Thế Tôn có khuyên và ngăn cấm các thầy tỳ kheo không xem bói, không cúng sao giải hạn như các đạo sĩ Bà La Môn. Hiện các hệ phái Phật giáo Theravada (Nam tông Kinh và Nam tông Khmer), Đạo Phật Khất Sĩ xưa nay không tổ chức cúng sao giải hạn. Chỉ có Phật giáo Bắc tông làm việc này.
Có việc này là do Phật giáo vào Trung Quốc tiếp biến với nghi lễ Đạo giáo mà sinh ra. Chuyện nghi lễ Phật giáo với trống kèn, tang nhịp, múa, bắt ấn quyết, đội mão mang hia cũng từ Phật giáo Bắc tông, mà Phật giáo Trung Quốc tiếp thu từ Đạo giáo.
“Người dân ngày càng không tin vào khả năng của mình mà cầu xin Thần Phật ban phúc lộc. Điều này hoàn toàn trái với lời dạy của Phật có ghi trong kinh văn. Phật chủ trương tự lực, tự mình thắp đuốc mà đi, tự tu và tự chứng. Nhưng khổ một nỗi là, Đạo Phật là tùy duyên, nếu các sư không cúng thì tín đồ Phật tử bỏ đi tìm chùa khác, thầy này không cúng thì có thầy khác cúng, mà Phật tử thì không tiếc tiền bạc để hiến cúng”, ông nhận định.
|
Như vậy, con người hơn nhau giàu sang, phú quý, xinh đẹp hay nghèo hèn, xấu xí đều do quả báo, nhân quả phước đức hay không phước đức. Vì vậy nhà Phật khuyên mọi người siêng làm việc lành, tránh làm việc dữ, tu tâm dưỡng tính, phục vụ nhân sinh.
Không chỉ trong các dịp rằm đầu năm mà bất kể ngày nào trong năm, mọi người hãy làm nhiều việc thiện, cúng dường, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa thì phước lành ắt sẽ đến.
|
Cúng sao giải hạn như thế nào?
Hòa thượng trụ trì một chùa tại quận 11 cho biết theo quan niệm dân gian, 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng. Vì vậy, tục dâng sao giải hạn cũng được chọn vào các ngày nhất định. Để hóa giải vận hạn, người xưa thường cúng hay làm lễ dâng sao giải hạn hằng tháng tại nhà hoặc tại chùa. Về thủ tục, mỗi tuổi khác nhau về cách bài trí nến, màu sắc Bài vị, nội dung Bài vị, ngày cúng nhất định nhưng có những điểm chung và riêng về sắm lễ.
Cụ thể, lễ vật cúng sao gồm: trái cây (5 loại), bình hoa, nhang, trầu cau, rượu, nước, giấy vàng, tiền, gạo, muối.
Khi lễ xong thì đốt hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.
|
Bài vị thì được dán trên chiếc que cắm vào ly gạo và đặt ở khoảng giữa ở trong cùng của bàn lễ.
Bình luận (0)