Ba nước cùng đặt trọng tâm là tình hình chính trị an ninh khu vực. Trong đó có những động thái, chính sách mới của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông, triển vọng tình hình ở Afghanistan sau năm 2014, khủng bố, cướp biển và cả tình hình nội bộ ASEAN… Tham vấn ở đây không đơn thuần là thông báo tình hình và trao đổi thông tin, mà còn tìm hiểu đánh giá và dự báo của nhau. Ngoài ra, quan trọng nhất là phối hợp quan điểm và hành động trên các diễn đàn đa phương mà cả ba cùng tham gia, chẳng hạn như trong quan hệ với ASEAN.
Lợi ích chung thể hiện rất rõ nên không khó hiểu khi Ấn, Nhật và Mỹ ngày càng coi trọng diễn đàn này. Chỉ riêng việc được tổ chức hai lần mỗi năm cũng đủ thể hiện sự khác biệt so với những diễn đàn khác mà cả ba cùng tham gia. Sự đồng thuận quan điểm và phối hợp hành động ba bên trong những vấn đề liên quan trực tiếp đến khu vực cũng như thế giới sẽ đem lại thuận lợi lớn cho New Delhi, Tokyo và Washington.
Tuy nhiên, việc thể chế hóa và nâng cấp khuôn khổ diễn đàn này lại là chuyện hiện rất khó khăn. Mỹ và Nhật Bản có thể đã mong muốn điều đó nhưng Ấn Độ thì chắc chắn chưa. Hợp tác thì được chứ liên minh liên kết ràng buộc lẫn nhau thì chỉ lợi bất cập hại cho Ấn Độ.
La Phù
>> Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna từ chức
>> Tuyển đại biểu thanh niên ASEAN - Ấn Độ
>> T.Ư Đoàn tuyển đại biểu giao lưu thanh niên ASEAN - Ấn Độ
>> Đề phòng Trung Quốc “trở chứng”, Nhật sẽ nhập đất hiếm Ấn Độ
>> Ấn Độ đối phó nguy cơ từ Trung Quốc
Bình luận (0)