Cuộc đời lập dị của đại văn hào Victor Hugo: mê tiệc tùng và... nhà thổ!

Đỗ Tuấn
Đỗ Tuấn
24/03/2023 10:54 GMT+7

Ít ai biết đại văn hào Pháp Victor Hugo ngoài chuyện được tôn thờ như một "vị thánh văn học" còn là người được những cô gái hành nghề mại dâm ở Paris yêu quý.

Victor Hugo (1802-1885) được nhân loại nhớ đến qua các tác phẩm văn học đồ sộ, tuyệt vời như Những người khốn khổ (Les Misérables), Thằng gù nhà thờ Đức Bà (Notre-Dame de Paris), Lao động biển cả (Les Travailleurs de la Mer), Thằng cười (L'Homme Qui Rit)…

Cuộc đời lập dị của đại văn hào Victor Hugo: mê tiệc tùng và... nhà thổ!  - Ảnh 1.

Đại văn hào Pháp Victor Hugo (1802-1885)

The Guardian

Với tư cách là thành viên của Quốc hội Pháp, ông tham gia công việc từ thiện, vận động xóa đói giảm nghèo, giáo dục miễn phí cho tất cả trẻ em và bãi bỏ án tử hình. Nhưng Victor Hugo cũng cực kỳ lập dị và ham muốn tình dục, với sở thích viết lách khi đang nhìn chằm chằm vào thứ gì đó rồi cởi bỏ quần áo, theo The Guardian.

Cột mốc đánh dấu chính xác nơi Hugo được thụ thai

Trên đỉnh núi Mont Donon của Pháp, du khách có thể tận hưởng khung cảnh ngoạn mục xuyên qua biên giới Pháp, Đức và Thụy Sĩ. Tuy nhiên vào tháng 5.1801, ông Joseph Hugo và vợ không chú ý nhiều đến quang cảnh này mà quyết định… tạo ra đại văn hào!

Vào những năm 1960, một người phụ trách bảo tàng đã đánh dấu nơi Victor Hugo được tạo thành bằng một khối đá sa thạch có chạm khắc.

Cuộc đời lập dị của đại văn hào Victor Hugo: mê tiệc tùng và... nhà thổ!  - Ảnh 2.

Đỉnh núi Mont Donon

The Archaeologist

Theo Wikipedia, Vitor Hugo là con thứ 3 và là con út của tướng Joseph Léopold Sigisbert Hugo (1774–1828) với nữ họa sĩ Sophie Trébuchet (1772–1821). Hai người anh của ông là Abel Joseph (1798–1855) và Eugène (1800–1837). Gia đình Hugo đến từ Nancy ở Lorraine, ông nội của Victor Hugo làm nghề buôn gỗ. Cha ông gia nhập quân đội Cách mạng Pháp năm 14 tuổi, là người vô thần, luôn ủng hộ nhiệt thành cho nền cộng hòa được thành lập sau khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ vào năm 1792. Sophie, mẹ của Victor là một người Công giáo sùng đạo. Họ gặp nhau ở Châteaubriant, cách Nantes vài dặm vào năm 1796 và kết hôn vào năm sau đó.

Nghiện tình dục

Việc Victor Hugo khăng khăng kể lại câu chuyện về quá trình thụ thai của chính mình có thể được giải thích là do ông bị ám ảnh bởi tình dục. Ông kể trong đêm tân hôn, ông và vợ Adèle Foucher đã quan hệ tình dục đến… 9 lần.

Foucher được cho là hoàn toàn mất hứng thú với tình dục. Nhưng Paris thế kỷ 19 có đủ nhà thổ để Victor Hugo giải trí cả sáng lẫn tối. Được tôn kính như một vị thánh nhưng khi đại văn hào qua đời, các nhà thổ ở Paris đóng cửa để tang một ngày, cho phép tất cả những người hành nghề mại dâm trong thành phố bày tỏ lòng kính trọng lần cuối với vị khách hàng trung thành.

Ví thế không lạ khi ông sáng tác nhân vật Fantine – một cô gái phải hành nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette trong tác phẩm lừng danh Những người khốn khổ.

Nhà phê bình văn học Edmond de Goncourt tuyên bố một sĩ quan cảnh sát đã nói với ông rằng những cô gái hành nghề mại dâm thậm chí còn quấn bộ phận sinh dục bằng vải crepe đen để thể hiện sự tôn kính.

Thích tiệc tùng và sự nổi tiếng

Trong phần lớn cuộc đời, Victor Hugo được cho là từng tiếp khoảng 30 khách ăn tối mỗi đêm.

Khi Victor Hugo qua đời năm 1885, nước Pháp đã tổ chức Quốc tang. Hơn 2 triệu người đến tỏ lòng thương xót Victor Hugo, diễu hành suốt 6 giờ với những tấm băng rôn ghi tên tác phẩm của ông. Thi hài Victor Hugo được đặt tại Điện Panthenon, nơi an nghỉ của các vĩ nhân nước Pháp. Ngay cả đám tang của ông cũng biến thành một bữa tiệc. Truyền thuyết kể rằng thủ đô Paris đã trải qua một đợt bùng nổ trẻ sơ sinh 9 tháng sau đó.

Cuộc đời lập dị của đại văn hào Victor Hugo: mê tiệc tùng và... nhà thổ!  - Ảnh 3.

Tác phẩm Những người khốn khổ do NXB Văn học ấn hành

NXB

Victor Hugo đã dành những năm cuối đời sống tại ngôi nhà trên đại lộ Victor Hugo, Paris. Trước đó, ông sống 15 năm trên đảo Channel của Guernsey, nơi ông sáng tác thơ và viết phần lớn kiệt tác Những người khốn khổ. Ông nổi tiếng ở đó đến mức người hâm mộ mang về nhà những viên sỏi mà ông từng giẫm lên để làm kỷ niệm.

Tại các bữa tiệc tối của mình, Hugo sẽ liệt kê những lý do tại sao ông vượt trội hơn Honoré de Balzac, Jean Racine. Năm 1882, để kỷ niệm Victor Hugo bước sang tuổi 80, một ngày lễ quốc gia đã được ban hành. Hugo ngồi và vẫy tay chào đoàn 600.000 người đi ngang qua cửa nhà ông.

Nhà văn… đại gia

Khi đàm phán thanh toán với nhà xuất bản cuốn Những người khốn khổ, Victor Hugo đã có một tuyên bố nổi tiếng rằng ông muốn được trả nhiều tiền hơn bất kỳ ai khác từng được trả để viết một cuốn sách.

Nhà viết tiểu sử David Bellos tuyên bố rằng 300.000 franc (khoảng 3,7 triệu USD ngày nay) mà Hugo nhận được qua tác phẩm Những người khốn khổ vẫn là con số cao nhất từng được trả cho một tác phẩm văn học.

May mắn cho nhà xuất bản, khoản đầu tư đã được đền đáp: Những người khốn khổ được chào đón nồng nhiệt đến nỗi công nhân ở Paris xếp hàng dài tại các hiệu sách với xe cút kít để chất đầy những cuốn sách mới mua, sau đó bán lại cho đồng nghiệp kiếm lời.

Cuộc đời lập dị của đại văn hào Victor Hugo: mê tiệc tùng và... nhà thổ!  - Ảnh 4.

Thằng cười do Nhã Nam ấn hành năm 2019

N.N

Khi viết tiểu thuyết, Victor Hugo dành phần lớn thời gian nhốt mình trong phòng làm việc, không có gì ngoài cây bút và tờ giấy. Nghĩa đen là không có gì trên người. Nhiều nguồn tin kể rằng ông cởi bỏ quần áo và đưa cho những người hầu với lệnh không được trả lại cho đến khi hoàn thành một chương.

Trong hồi ký, vợ của Victor Hugo đã viết rằng: "Khi sáng tác Thằng gù nhà thờ Đức Bà, ông đã mua một chiếc khăn choàng dệt kim khổng lồ màu xám, quấn từ đầu đến chân, khóa tủ quần áo lại để không bị cám dỗ ra ngoài. Ông bước vào cuốn tiểu thuyết của mình như thể đó là một nhà tù".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.