Cuộc lột xác ngoạn mục của BĐS ven kênh, rạch tại TP.HCM

16/11/2020 08:00 GMT+7

Những dòng kênh rác đặc quánh, hôi thối dần hồi sinh ngoạn mục như một kỳ tích, trả lại cảnh quan xinh đẹp cho đôi bờ.

Hơn 2 thập kỷ trước, không ai dám mơ đến hình ảnh chạy bộ, dạo chơi mỗi sớm mai trên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hay việc một căn nhà cấp 4 tại đây giờ có thể trị giá hơn 10 tỉ đồng.

Kỳ 1: Hành trình hồi sinh bên những dòng kênh “chết”

Những dòng kênh “chết” được hồi sinh, trả lại vẻ đẹp hoa lệ cho một Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông

Những dòng kênh “chết” được hồi sinh, trả lại vẻ đẹp hoa lệ cho một Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông

Hành trình hồi sinh ngoạn mục

Trở lại 20 năm trước, nói đến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, người ta sẽ nghĩ ngay đến một dòng kênh “chết” bởi ven bờ kênh nhà cửa lụp xụp, cỏ rác um tùm; dưới kênh một màu đen kịt, bốc mùi. Thời điểm đó, người ở trên bờ phải cố “chịu trận”, khách đi ngang chỉ vội bịt mũi đi thật nhanh.
Rồi chính quyền TP.HCM quyết tâm cải tạo dòng kênh, hàng ngàn căn nhà ổ chuột được giải tỏa. Năm 2002, dự án cải tạo lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè với tổng mức đầu tư gần 8.600 tỉ đồng được triển khai. Sau 10 năm, đề án cải tạo dòng kênh cùng chỉnh trang đô thị, mở rộng hai tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa được khánh thành đánh dấu sự hồi sinh của dòng kênh hơn 20 năm “chết” chìm trong rác.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn hướng về Q.1, Q.3 đã mang trên mình diện mạo mới

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn hướng về Q.1, Q.3 đã mang trên mình diện mạo mới

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau 10 năm cải tạo, giờ xanh mát uốn lượn hiền hòa, chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thành phố

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau 10 năm cải tạo, giờ xanh mát uốn lượn hiền hòa, chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thành phố

Một góc kênh Nhiêu Lộc nối quận 3 và quận Phú Nhuận

Một góc kênh Nhiêu Lộc nối Q.3 và Q.Phú Nhuận

Vậy là dòng kênh đen kịt nhường chỗ cho màu nước trong, hai bên đường cây xanh thẳng tắp, vỉa hè được lót đá, sáng trưng đèn thắp về đêm. “Nhà chúng tôi trở thành nhà mặt tiền. Mỗi sáng vợ chồng tôi tập thể dục ven kênh, có hôm thì đẩy cháu nội đi dạo, hít thở không khí mát rượi, cuộc sống tươi vui, thoải mái lắm", ông Quang cười tươi cho biết. Bây giờ, chạy ngang kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, người ta không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của cảnh quan mà còn cảm nhận được làn gió mát từ dòng kênh thổi lên.
Không chỉ Nhiêu Lộc, dòng kênh Tân Hóa - Lò Gốm (đoạn qua Q.6) cũng từng chung số phận, sau 5 năm cải tạo từ 2010 - 2015 đã được hồi sinh nhanh chóng. Là người trực tiếp chứng kiến sự hồi sinh của dòng kênh, gia đình bà Linh (Q.6) vẫn không giấu được sự vui mừng: “Chúng tôi không còn sống chung với nhếch nhác, ẩm thấp và mùi hôi bên bờ kênh đen. Nhà tôi ra mặt tiền, giá đất tăng vùn vụt, có mơ cũng không tin căn nhà cấp 4 giờ đã hơn 10 tỉ đồng", bà Linh hồ hởi khoe.
Tuyến kênh thứ 3 cũng được TP.HCM cải tạo là kênh Tàu Hủ - Bến Nghé dài khoảng 9,3km bắt đầu từ sông Sài Gòn đến kênh Lò Gốm chảy qua quận 1, 4, 5, 6, và 8. Một thời gian dài tuyến đường thủy Tàu Hủ - Bến Nghé bị bỏ hoang, bùn đất bồi lắng, nhà cửa nhếch nhác được cất san sát dọc hai bờ. Nhưng giờ tất cả điều đó đã trở thành quá khứ, thay vào đó giờ là một dòng kênh đã lột xác, uốn mình mềm mại dọc theo đại lộ Đông - Tây.
Kênh Tàu Hủ trong xanh chạy dọc đại lộ Đông Tây hiện đại, khang trang

Kênh Tàu Hủ trong xanh chạy dọc đại lộ Đông Tây hiện đại, khang trang

 Kênh Tàu Hủ đoạn hướng về Bến Nghé, Q.1 sau khi được khơi thông đã khoác lên mình diện mạo hiện đại, xinh đẹp

Kênh Tàu Hủ đoạn hướng về Bến Nghé, Q.1 sau khi được khơi thông đã khoác lên mình diện mạo hiện đại, xinh đẹp

Bất động sản đôi bờ thay áo

Việc cải tạo kênh, rạch không chỉ giúp diện mạo TP.HCM thay đổi, mà BĐS ven bờ cũng được hưởng lợi lớn từ “view sông”. Có thể kể tuyến đường Bến Vân Đồn (Q.4), sau khi được chỉnh trang và cải tạo đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp BĐS như Novaland, Phát Đạt, DRH Holdings với hàng loạt dự án khu căn hộ liên tiếp mọc lên.
Rạch Bến Nghé đoạn chảy qua Bến Vân Đồn, Q.4 với hai bên bờ bất động sản phát triển mạnh

Rạch Bến Nghé đoạn chảy qua Bến Vân Đồn, Q.4 với hai bên bờ bất động sản phát triển mạnh

Hay dọc kênh Nhiêu Lộc (đoạn hướng từ Q.3 về Phú Nhuận), mới đây, TP.HCM đã công bố đồ án chỉnh trang đô thị gần 110ha đất dọc kênh Nhiêu Lộc. Đặc biệt, ven bờ khu Tây đang tiếp tục triển khai việc lọc kênh, chỉnh trang đô thị. Cụ thể như đề án lọc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé và Kênh Đôi - Kênh Tẻ (GD3) nhằm chống ngập và cải thiện môi trường với tổng vốn triển khai lên đến 9.782 tỉ đồng.
Khi việc chỉnh trang khu vực kênh Tàu Hủ hoàn thiện, người dân sẽ được sống lại ký ức "đại lộ Tàu Hũ" phồn hoa đô hội, kết hợp với tuyến bus đường sông sẽ là hình ảnh tấp nập tàu thuyền thưởng ngoạn.
Kênh Đôi khu vực chảy qua Q.8 sẽ tiếp tục được khơi thông, sớm trả lại diện mạo khang trang cho khu vực này

Kênh Đôi khu vực chảy qua Q.8 sẽ tiếp tục được khơi thông, sớm trả lại diện mạo khang trang cho khu vực này

Khu vực Kênh Đôi và Kênh tẻ hướng về Q.6, Q.8

Khu vực Kênh Đôi và Kênh Tẻ hướng về Q.6, Q.8

Đón đầu việc thay đổi này, một số dự án BĐS đã và đang được giới thiệu ra thị trường khu vực. Hay gần nhất là thông tin ra mắt thị trường của dự án D-Aqua do DHA Corp phát triển. Dự án tọa lạc ngay trung tâm Q.8, mặt tiền đường Bến Bình Đông, ngay khu vực Bến Hoa Tết trên kênh Tàu Hủ quen thuộc của người dân Sài Gòn. D-Aqua gồm 02 block căn hộ, dự kiến cung ứng ra thị trường khoảng 600 căn với mức giá trung bình vừa tầm, phù hợp với nhu cầu ở của người trẻ.
Đại diện DHA Corp cho biết thêm: D-Aqua còn sở hữu mô hình tuyến phố thương mại mở giữa thiên nhiên đầu tiên trên khu vực; gồm các hoạt động dịch vụ, mua bán sầm uất đi kèm với chuỗi hoạt động giải trí đường phố nhộn nhịp, đáp ứng nhu cầu cư dân nội khu và người dân trong khu vực.
Dự án D-Aqua tọa lạc ngay trung tâm Q.8, mặt tiền đường Bến Bình Đông, ngay khu vực Bến Hoa Tết trên kênh Tàu Hủ quen thuộc của người dân Sài Gòn

Dự án D-Aqua tọa lạc ngay trung tâm Q.8, mặt tiền đường Bến Bình Đông, ngay khu vực Bến Hoa Tết trên kênh Tàu Hủ quen thuộc của người dân Sài Gòn

Có thể thấy, những dòng kênh vốn được xem như dòng kênh “chết” giờ được khoác trên mình tấm áo mới xanh mát, uốn lượn giữa lòng Sài Gòn gợi nhớ về hình ảnh của một Hòn Ngọc Viễn Đông trù phú. Cùng với đó là sự bứt phá của các dự án BĐS đôi bờ, cộng hưởng và tạo nên điểm nhấn cho một Sài Gòn ngày càng phồn vinh, thịnh vượng.

>> (Còn tiếp: Kỳ 2 - Sống lại ký ức Đại lộ Tàu Hủ)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.