• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Cuối tuần cà phê nhé!

01/08/2015 04:17 GMT+7

Cà phê đắng nhưng thật ngon, điều này ai cũng phải công nhận. Nhưng uống cà phê có lợi hay có hại gì không là vấn đề được nhiều người quan tâm.

BÀI: BS CK1 Đào Thị Yến Thủy
Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM

 6f969deb7b79e34f shutterstock 131588954.xxxlarge 2x

 

 Cũng như mọi triết lý khác trong cuộc sống, hãy uống cà phê có giới hạn và chừng mực. Việc lạm dụng chất kích thích để tăng năng suất làm việc (học hành, làm việc) là cách bắt buộc cơ thể hoạt động mà không được nghỉ ngơi là điều không hợp lý, nhất là khi kéo dài tình trạng này. Hãy để ly cà phê thơm ngọt đắng làm thi vị hơn cuộc sống của bạn với những “suy nghĩ sáng tạo tích cực” mà không làm tổn hại đến sức khỏe.

 

Uống vừa đủ giúp sảng khoái và hưng phấn

Cà phê có chứa chất đạm, mỡ, đường, chất xơ và cafein. Cà phê có chứa hoạt chất chính là cafein. Trong lá trà xanh, hạt coka, sô cô la… cũng có chứa cafein. Chất cafein có tác dụng làm hệ thần kinh hưng phấn, đầu óc tỉnh táo, làm tiêu tan mệt mỏi, tinh thần phấn chấn, tim hoạt động mạnh, giúp tiêu hóa tốt, thúc đẩy trao đổi chất và lợi tiểu.

Sau khi uống, cafein được hấp thu và phát tán nhanh chóng vào máu và đến não đánh tan cơn buồn ngủ, làm sảng khoái và hưng phấn, tăng đường huyết giảm cảm giác đói, làm năng hoạt động và suy nghĩ nhanh. 

 

coffee

 

 Cafein không tích lũy trong trong cơ thể mà được bài tiết qua nước tiểu vài giờ sau khi uống. Trong y khoa, cafein được dùng để kích thích hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng, điều trị đau nửa đầu migrain, kết hợp trong một số thuốc giảm đau, thuốc cảm, giảm lo âu buồn rầu trong thời gian ngắn. Cafein không có tác dụng giảm say rượu, mặc dù có nhiều người cho rằng uống một tách cà phê sẽ làm người say tỉnh rượu.

 

Uống nhiều không tốt cho tim mạch

Khi uống cà phê quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Uống liên tục khoảng 10g cafein có thể làm một người lớn chết. một cốc cà phê 150ml với nồng độ vừa phải chứa khoảng 60 - 70mg cafein. Những người uống cà phê thường xuyên sẽ bị nghiện, nếu ngưng uống sẽ bị đau đầu, mệt mỏi, ngáp vặt, thậm chí làm hạ huyết áp, tính khí thất thường, lo lắng, bồn chồn, lạnh lung khác thường…do não không được kích thích nữa. Uống cà phê không điều độ có thể gây nguy hiểm cho người có bệnh mạch vành, làm tăng lượng cholesterol máu và dẫn tới rối loạn nhịp tim.

 

Women-drinking-coffee1-1024x789

 

Gây nguy hiểm cho thai nhi

Phụ nữ có thai uống cà phê hàng ngày dễ sinh quái thai, trẻ em đẻ ra kém linh hoạt, cơ bắp phát triển kém, tay chân yếu ớt. Chất cafein còn làm sản phụ có nguy cơ bị sẩy thai, đẻ non, thai ngưng hô hấp ngay sau sanh do thiếu cafein từ mẹ… do cafein hấp thu qua nhau thai, tăng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao do suy hô hấp. Vừa uống cà phê vừa hút thuốc là làm cho não quá hưng phấn, người mẫn cảm với cà phê sẽ bị nhịp tim nhanh và tăng huyết áp. Vì vậy, phụ nữ mang thai, người mất ngủ, người mẫn cảm với cà phê, hút thuốc lá hay người đã uống rượu thì cần hạn chế tối đa chất cafein.

 

Cản trở hấp thu khoáng chất

Cafein gây ra tình trạng giảm hấp thu một số khoáng chất như sắt, canxi, kẽm, magiê, kali và làm mất vitamin nhóm B, vitamin C. Cafein còn làm tăng cholesterol gây nguy cơ xơ vữa động mạch. Một số nghiên cứu cho biết người uống nhiều cà phê bị nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp 2 lần người không uống cà phê. Một số người không quen dùng cà phê có thể bị kích thích, nhịp tim nhanh, buồn nôn, choáng váng, hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, tăng tiết nước bọt, run rẩy và thường gặp nhất là gây ra mất ngủ. Một số người dùng cà phê để thức khuya đã mô tả cảm giác mất ngủ do cà phê là thấy mệt muốn ngủ những “đầu thì rất tỉnh” không thể ngủ được sau khi làm xong công việc và cần ngủ. 

 

protect-your-heart-1420658316

 

 

Lời khuyên hữu ích

Đã có rất nhiều nghiên cứu về lợi điểm và tác hại của cà phê đối với sức khỏe. Một quan điểm trung lập đã được thống nhất là sử dụng cà phê lượng vừa phải là tốt (với người đang sử dụng cà phê thường xuyên). Liều trung bình 250mg cafein một ngày (2 tách) là vừa phải và ít có nguy cơ về sức khỏe. Uống gấp đôi lượng trung bình được cho là quá nhiều làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Tuy nhiên cần lưu ý đến độ đậm đặc cũng như chất lượng của loại cà phê được pha chế. Cần lắng nghe cơ thể của mình lên tiếng khi sử dụng cà phê. Sự nhạy cảm với cafein của mỗi người mỗi khác và cũng phụ thuộc vào việc sử dụng thường xuyên hay không và cũng xảy ra hiện tượng “tăng đô” khi dùng kéo dài.

Trẻ em thì không nên tập uống cà phê vì cản trở hấp thu dinh dưỡng và gây mất ngủ. Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh cũng không nên dùng nhiều cafein gây tăng nguy cơ loãng xương.

Việc bỏ cà phê đột ngột khi đang uống nhiều thường xuyên nếu gây ra khó chịu thì nên cắt giảm từ từ lượng cà phê uống hàng ngày.

 

 

Top
Top