Cuốn sách quý về chủ quyền đất nước

18/01/2015 05:19 GMT+7

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tổ tiên ông cha ta biết bao thế hệ đã dựng nên đất nước VN này. Hết hưng lại phế, hết thịnh rồi suy, bao nhiêu bãi bể nương dâu, cuồn cuộn dòng chảy lịch sử thấm đầy máu, mồ hôi, nước mắt, vất vả hy sinh để tạo nên hình hài Tổ quốc.

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tổ tiên ông cha ta biết bao thế hệ đã dựng nên đất nước VN này. Hết hưng lại phế, hết thịnh rồi suy, bao nhiêu bãi bể nương dâu, cuồn cuộn dòng chảy lịch sử thấm đầy máu, mồ hôi, nước mắt, vất vả hy sinh để tạo nên hình hài Tổ quốc.

 
Ý thức về chủ quyền đất nước đã in đậm trong tình cảm, tâm não mỗi người, cha truyền con nối nhắc nhau, truyền cho nhau, ngày càng sâu đậm. Và điều đáng quý, thời nào cũng vậy, có những con người cần mẫn ghi chép, tìm hiểu, sàng lọc, tổng kết, chắp nối những tế bào yêu nước thành những giá trị không chỉ cần thiết cho thế hệ đương thời mà cho nhiều lớp con cháu mai sau. Tôi muốn nói, cuốn sách dày 438 trang Đặc khảo về Hoàng Sa, Trường Sa - Biển Đôngvà chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (*) tập hợp bài viết của nhiều tác giả, do nhà sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã chủ biên là một công trình như thế.

Phải nói ngay rằng những bài nghiên cứu, hệ thống tư liệu, cung cấp những chứng cứ lịch sử, những bản đồ, văn bản xưa... trong cuốn sách này không hoàn toàn mới. Không hoàn toàn là bởi vì đã được đăng trên Tập san Sử Địa xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1966 - 1975; đặc biệt là những bài sau khi Trung Quốc vào tháng 1.1974 ngang ngược chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của VN, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của VN. Do hoàn cảnh chiến tranh phân ly, chia cắt, giới nghiên cứu và người dân miền Bắc ít được tiếp cận những tư liệu quý này. Sau 1975, cũng bởi nhiều lý do, việc công bố rộng rãi lại những nghiên cứu ấy bị chậm trễ, kéo dài, tuy nhiên những giá trị ngày càng được thừa nhận, truyền bá dần đến đông đảo người dân. Giờ đây thì đã định hình cuốn sách dày dặn, cầm trên tay không chỉ là sức nặng khối giấy mà chủ yếu từ tấm lòng, tâm huyết, ý thức trách nhiệm của người viết với đất nước, dân tộc, nhân dân.  Nói như Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN: “Nhiều bài viết thật sự là công trình nghiên cứu có giá trị cao, sưu tầm tài liệu công phu, xử lý thông tin khoa học, thái độ khách quan trung thực và nhất là góp phần dấy lên tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, nêu cao những giá trị văn hóa dân tộc”.

Chúng ta biết ơn các tác giả Hoàng Xuân Hãn, Thái Văn Kiểm, Trần Hữu Châu, Võ Long Tê, Trịnh Tuấn Anh, Trần Thế  Đức, Long Hồ, Nguyễn Huy... và đặc biệt Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (người đóng góp nhiều bài và đứng ra chủ biên) đã một lòng vì chủ quyền đất nước, giúp nhiều thế hệ hậu sinh có những kiến thức vững vàng về chủ quyền đất nước, nhất là về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.