Nhập ngũ năm 17 tuổi, sau đó, anh Thoa trở thành hạ sĩ quan thuộc Hải đội 1, Lữ đoàn 125 hải quân, đóng tại Tân Cảng (TP.HCM). Đầu năm 1988, anh được tăng cường sang tàu HQ 604 làm nhiệm vụ tại Trường Sa. Tối 13.3.1988, các chiến sĩ tàu HQ 604 đã xây dựng, đặt mốc, cắm cờ Tổ quốc và cử một nhóm chiến sĩ làm nhiệm vụ canh gác trên đảo Gạc Ma. Rạng sáng ngày 14.3.1988, Trung Quốc dùng vũ lực tấn công, bắn giết các chiến sĩ Việt Nam trên đảo và bắn chìm tàu HQ 604.
|
Khi tàu HQ 604 chìm, anh Thoa thoát ra ngoài và bị cháy bỏng ở lưng, trúng nhiều mảnh đạn trên người. Lênh đênh trên biển gần 1 ngày, anh Thoa cùng với 8 đồng đội ở các tàu HQ 605, HQ 505 bị Trung Quốc bắt, tra tấn, giam cầm tại đảo Lôi Châu (Trung Quốc) 3 năm 7 tháng mới được trả về Việt Nam. Sau thời gian an dưỡng, anh Thoa tiếp tục phục vụ trong trạm sửa chữa của phòng kỹ thuật Lữ đoàn 125. Anh Thoa tâm sự: “Lúc mới được trả về Việt Nam, vì muốn tiếp tục phục vụ trong quân ngũ nên tôi giấu ngón trỏ phải bị cụt và các mảnh đạn trong người, kết quả giám định thương tật là 11%. Hiện 2 mảnh đạn trong người tôi vẫn còn, khi trái gió trở trời là bị đau”.
Theo ông Phạm Văn Tuấn, Chủ tịch UBND P.Lê Lợi (Quy Nhơn), ngoài việc đang làm hồ sơ chế độ theo Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ, anh Thoa không được hưởng bất kỳ chế độ nào khác. Trong thời gian công tác trong quân ngũ, anh Thoa được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhì, hạng ba... Hiện anh Thoa đang mong được giám định thương tật để được công nhận là thương binh, hưởng các chế độ theo chính sách hiện hành.
Hoàng Trọng
>> Bạn đọc hỗ trợ cựu binh Gạc Ma
>> Tri ân chiến sĩ Gạc Ma
>> Ngọn lửa Gạc Ma lan tỏa
>> Thăm gia đình liệt sĩ Gạc Ma ở Thái Bình
>> Tri ân liệt sĩ Gạc Ma
>> Gặp lại Trường Sa, nhớ về Gạc Ma
>> Em trai liệt sĩ Gạc Ma có việc làm
>> Gặp lại mẹ liệt sĩ Gạc Ma
>> Bố trí công việc cho thân nhân liệt sĩ Gạc Ma
Bình luận (0)