Cựu quan chức Mỹ: Triều Tiên sẽ sụp đổ trong 10 năm tới?

16/06/2015 14:22 GMT+7

(TNO) Trong vòng 10 năm tới, Triều Tiên sẽ sụp đổ vì chương trình hạt nhân mà nước này đang theo đuổi, đó là nhận định của một cựu quan chức Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (NSC) trong bài viết đăng trên chuyên san The National Interest (Mỹ).

(TNO) Trong vòng 10 năm tới, Triều Tiên sẽ sụp đổ vì chương trình hạt nhân mà nước này đang theo đuổi, đó là nhận định của một cựu quan chức Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (NSC) trong bài viết đăng trên chuyên san The National Interest (Mỹ).

Triều Tiên sẽ sụp đổ trong 10 năm tới, theo một cựu quan chức Mỹ ? - Ảnh: Reuters
“Tôi dự đoán chuyện đó sẽ xảy ra trong vòng một thập niên”, ông Jamie Metzl, cựu Giám đốc Cơ quan hỗ trợ nhân đạo và đa phương của NSC, viết trong bài báo ngày 14.6 trên The National Interest.
Ông Metzl - hiện là chuyên gia cao cấp của Hội đồng Đại Tây Dương, một viện nghiên cứu chính sách tại thủ đô Washington - cho rằng sự sụp đổ sẽ là chiến thắng cho những quốc gia khác như Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc.
Theo cựu quan chức NSC, sở hữu vũ khí hạt nhân là “xương sống” trụ đỡ cho sự tồn tại của Triều Tiên, có thể đổi chác để lấy lương thực nuôi sống hơn 24 triệu dân.
Ông Metzl cho rằng Bình Nhưỡng đang cố gắng để đảm bảo trụ cột xương sống này có thể đứng vững, nhưng những nỗ lực đó không thể kéo dài và Triều Tiên sẽ không thể tránh khỏi sụp đổ theo thời gian.
Trung Quốc lâu nay có tầm ảnh hưởng lớn đến Triều Tiên kể từ khi quốc gia này đóng cửa với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng nhận thấy với chương trình hạt nhân của mình, Bình Nhưỡng đang muốn thoát khỏi vòng kiểm soát của Bắc Kinh. Trung Quốc thay vào đó gia tăng áp lực lên kinh tế, ông Metzl nhận định.
Lãnh đạo Kim Jong-un chưa sẵn sàng cho cải cách - Ảnh: AFP
Kinh tế Triều Tiên liên tục khủng hoảng vì cơ chế tự cung tự cấp. Trong khi đó, "điểm tựa" Bắc Kinh đang gây áp lực khiến kinh tế của nước này thêm kiệt quệ. Bình Nhưỡng khó tìm thấy láng giềng nào để dựa dẫm nên buộc phải tự cải cách, trước tiên là cải cách kinh tế, kế đến là chính trị. Tuy nhiên lãnh đạo Kim Jong-un chưa sẵn sàng để làm điều này, theo chuyên gia của Hội đồng Đại Tây Dương.
“Những cải cách này sẽ làm suy yếu Triều Tiên và buộc nước này phải lựa chọn giữa một bên là ngưng cải cách kinh tế để duy trì chế độ, hai là thay đổi chính trị để đốt cháy những gì mà theo thời gian trở thành bất khả xâm phạm”, ông Metzl viết.
Theo ông, Bình Nhưỡng nếu không có con đường nào đi tới phía trước, buộc phải sụp đổ dưới những áp lực và mâu thuẫn nội tại. Những vụ hành quyết quan chức cao cấp của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là những minh chứng cho thấy sự bế tắc của Triều Tiên.
Ông Metzl nhận thấy sẽ tốt hơn cho bán đảo Triều Tiên, cho cả nền kinh tế Trung Quốc khi giao thương với cả 2 miền và giảm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề Triều Tiên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.