Cựu thủ tướng Úc: Hành động của Trung Quốc đe dọa ổn định khu vực

28/02/2016 08:54 GMT+7

Phát biểu tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản tối 26.2 (giờ địa phương), cựu thủ tướng Úc Tony Abbott khẳng định những hành động vừa qua của Trung Quốc ở Biển Đông đang đe dọa sự ổn định và an ninh của khu vực.

Phát biểu tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản tối 26.2 (giờ địa phương), cựu thủ tướng Úc Tony Abbott khẳng định những hành động vừa qua của Trung Quốc ở Biển Đông đang đe dọa sự ổn định và an ninh của khu vực.

Đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng - Ảnh: DigitalGlobeĐường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng - Ảnh: DigitalGlobe

“Những quốc gia nào biến các bãi đá thành đảo nhân tạo gây tổn thất môi trường lớn, củng cố lãnh thổ tranh chấp và cố sức hạn chế tự do hàng hải gây nguy cơ cho ổn định và an ninh. Trung Quốc nên sử dụng sức mạnh của mình để bảo đảm tự do hàng hải, chứ không phải để thách thức quyền này”, ông nhấn mạnh.

Đài ABC dẫn lời vị cựu thủ tướng tiết lộ thêm trong 18 tháng qua, Úc đã âm thầm gia tăng các cuộc tuần tra bằng tàu hải quân và máy bay ở Biển Đông. Theo ông, chính quyền Canberra cần sẵn sàng thực hiện quyền tự do hàng hải thay vì để Mỹ một mình triển khai.

Bên cạnh đó, theo AFP, Giám đốc về vấn đề châu Á thuộc Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Daniel Kritenbrink cho rằng Bắc Kinh đã có những bước đi đơn phương ở Biển Đông trong nhiều năm qua, làm leo thang căng thẳng và gây bất ổn ở khu vực.

Trước tình trạng Trung Quốc đã triển khai tên lửa đất đối không và chiến đấu cơ tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa cũng như xây đường băng và lắp radar quân sự ở một số đảo thuộc Trường Sa, ông Kritenbrink lặp lại lời kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình mở rộng cam kết phi quân sự hóa ra khắp Biển Đông.

Ngoài ra, Washington tiếp tục kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Bắc Kinh lâu nay không công nhận thẩm quyền xét xử của PCA dù vụ kiện được xét xử theo Công ước LHQ về luật Biển mà nước này đã ký tham gia.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.