Con số thống kê cho thấy, hằng năm, với 200.000 bệnh nhân bị những vết thương khó lành sẽ tốn chi phí đến khoảng 4,5 tỉ USD. Một vết thương khó lành theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là phải mất ít nhất 6 tuần điều trị.
Những trường hợp phổ biến nhất như loét chân ở bệnh nhân mắc tiểu đường với hoại tử cần phải cắt cụt chi, loét chân do cao huyết áp, tắc mạch chi dưới hoặc người nằm liệt giường gây loét phần mông và lưng… Nhiều yếu tố gây ra lở loét khó điều trị như điều kiện vệ sinh kém, thiếu lượng ô xy đưa đến nơi cơ thể cần, hệ thống miễn dịch suy yếu... Kết quả là các “giàn giáo” khó phát triển để bù vào vết loét, thậm chí là làm vết loét tăng trưởng trong vài năm sau.
Một loạt các phương pháp điều trị đã được ứng dụng như kháng sinh, siêu âm và các loại băng mới nhưng hiệu quả rất hạn chế. Vì vậy, ý tưởng của các nhà khoa học là dùng da cá để chữa loét. Ưu điểm của da cá là nó gần với cấu trúc da người và còn cung cấp chất omega 3 để giảm viêm và tăng cường các mô. Cá được đánh bắt từ Đại Tây Dương sẽ được lọc phần thịt, phần da, các chất béo, sau đó được khử trùng đắp lên bệnh nhân và chúng dần trở thành mô liên kết, giúp vết loét chóng lành.
Theo báo Daily Mail thì qua thử nghiệm điều trị của hãng Keresics ở Ireland đã cho kết quả đầy hứa hẹn. Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Baldur Tumi Baldursson, Giám đốc y tế của Keresics, cho biết với 37 bệnh nhân được thử nghiệm thì không ai bị dị ứng, một người đã lành vết loét chỉ sau 28 ngày. 36 người khác tình trạng loét đã được tiến triển rất tốt, trong số đó có 1 người không nặng hơn.
Song Mai
>> Chữa lở loét miệng
>> Quần áo làm từ da cá
Bình luận (0)