Sau hơn 1 năm kể từ khi hoàn thành việc nâng cấp và mở rộng, nhiều con đường ở TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) vẫn chưa được gắn lại bảng tên đường.
TP.Đà Lạt chi một khoản kinh phí khá lớn để nâng cấp, mở rộng các con đường như Nguyễn Công Trứ, Trần Nhân Tông, Sương Nguyệt Anh, Nguyễn Đình Chiểu… Thế nhưng, đơn cử tại ngã năm Đại học, nơi giao nhau của 5 con đường đều không có bảng tên tại điểm đầu. Vì thế, xe hơi của du khách hay các “phượt thủ” hoặc “Tây ba lô” khi chạy xe máy đến đây mở bản đồ để tìm đường, mắt họ đảo quanh để tìm bảng tên đường nhưng chẳng có, không còn cách nào khác họ phải hỏi dân bản địa.
Trong vài ngày qua, sắc hồng của mai anh đào đua nở dọc nhiều tuyến đường của phố núi Đà Lạt (Lâm Đồng), đã phần nào làm thỏa lòng những người yêu hoa.
Tương tự, sau khi mở rộng vòng xoay dọc tuyến đường Trần Phú, tại ngã tư Bà Triệu - Đào Duy Từ; hoặc Lê Hồng Phong, đường rẽ vào cổng sau Trung tâm hành chính tỉnh, thì những con đường này cũng mất luôn bảng tên.
Bên cạnh việc thiếu bảng tên, nhiều con đường khác tuy có bảng nhưng đã bị bạc màu không thể đọc ra, hoặc bị lệch vị trí trông rất nhếch nhác. Hơn nữa, nhiều tuyến đường không có vạch vôi phân làn hoặc đã bị mờ. Tại các vòng xoay, các ngã ba, ngã tư hoặc trước cổng các trường học, hầu hết vạch vôi dành cho người đi bộ bị tróc hết sơn nhiều năm nhưng chưa được sơn lại, khiến việc giao thông thiếu an toàn.
Xung quanh việc này, ngày 6.3, ông Bùi Trung Đường, Giám đốc Công ty dịch vụ đô thị Đà Lạt, cho biết sẽ tổ chức kiểm tra, nếu vị trí nào thiếu bảng tên đường sẽ đề xuất UBND TP.Đà Lạt cấp kinh phí để bổ sung. Với những tuyến đường vạch vôi phân làn và lối cho người đi bộ bị mờ, công ty sẽ cho sơn lại trong năm nay.
Nhiều bạn đọc phát hiện tên đường ở Sài Gòn từ cửa ngõ vào trung tâm là cả một chiều dài lịch sử. Tại sao tên đường lại được đặt như vậy, cách sắp xếp tên đường như vậy có ẩn ý gì? Cách đặt tên đường độc đáo này, chắc ít người Sài Gòn nào biết được.
Bình luận