Các phát kiến này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi chúng có thể được áp dụng để làm những lớp da nhạy cảm bao bọc quanh các chân giả, từ đó giúp người mang nó có thể cảm nhận được những đụng chạm, sức ép lên chân giả của mình.
|
Từ phát kiến này, người ta cũng nghĩ tới chuyện có thể tạo da cho robot, giúp chúng có thể mang được những vật dễ vỡ một cách an toàn nhờ sự nhạy cảm trước những va chạm, dù là rất nhỏ, của lớp da bao quanh.
Nhà khoa học Ali Javey tại Trường đại học California, Berkeley (Mỹ) cùng các cộng sự là tác giả của một cuộc nghiên cứu về da nhân tạo. Trong khi đó, giáo sư Zhenan Bao của Trường đại học Stanford (Mỹ) cũng tìm ra giải pháp cho cùng đề tài.
Da nhân tạo trong cuộc nghiên cứu của 2 nhóm khoa học gia kể trên cùng là mạng lưới những thiết bị cảm biến áp lực rất nhỏ. Chúng có khả năng cảm nhận được những thay đổi tác động lên chúng ở mức độ nhẹ nhất. Mạng lưới này được đưa vào trong hoặc dưới một lớp cao su mỏng có độ đàn hồi cao để có thể bao bọc nhiều loại bề mặt khác nhau.
Hãng truyền thông BBC đưa tin, các cuộc thí nghiệm cho thấy da nhân tạo ở cả 2 cuộc nghiên cứu đều có khả năng cảm nhận được áp lực với tốc độ nhanh chóng và có độ nhạy cảm cao tương đương da người thật.
Đoan Nhật
Bình luận (0)