Ban soạn thảo đã đưa ra 2 phương án là chỉ quy định về nguyên tắc và phương án còn lại là quy định cứng như tỷ lệ ĐBQH, HĐND các cấp mỗi giới không thấp hơn 30% và ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội nếu có 30% lực lượng lao động trở lên thuộc một giới thì ít nhất một người thuộc giới đó tham gia ban lãnh đạo.
ĐB Nguyễn Thạc Nhượng (Bắc Ninh) cho rằng: "Nếu quy định cứng như thế mà khi bầu cử số ĐBQH, HĐND là nữ đạt không quá 30% thì có bầu lại không? Chế tài của quy định này thế nào". Theo ông, tỷ lệ nữ giới trong các cơ quan này là bao nhiêu chỉ nên "định hướng theo từng thời kỳ". ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) lại có ý khác: "Quy định tỷ lệ nữ trong các cơ quan trên vừa phải định hướng và định lượng thì mới có hiệu lực". Bởi theo bà Mai, số ĐBQH là nữ hiện nay "mới chỉ đạt khoảng 27%, còn số đại biểu HĐND cấp xã, huyện mới chỉ có khoảng trên 4% là nữ, HĐND cấp tỉnh cũng chỉ có trên 6%" và như vậy là "thiệt thòi cho nữ giới". ĐB của tỉnh Cần Thơ, ông Trần Hồng Việt lại cho rằng muốn có tỷ lệ nữ giới cao tham gia các cơ quan này thì vấn đề quan trọng là phải tạo nguồn, tạo điều kiện cho chị em. Ông đề nghị: "Nên quy định nữ học THPT được miễn 50% học phí, nữ sinh viên được miễn 50% học phí, cán bộ nữ đi học nâng cao nghiệp vụ được đài thọ học phí".
M.Q
Bình luận (0)