Ngày 11.11, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ và hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô.
Biển số "ngũ quý 9" được đánh giá là đẹp, từng gây sốt mạng xã hội |
ảnh chụp màn hình |
Theo đó, đa số ý kiến đồng ý với việc thí điểm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị mở rộng thí điểm đấu giá cả biển số xe ô tô nền vàng chữ đen (xe hoạt động kinh doanh vận tải) và mở rộng đấu giá cả biển số mô tô, xe gắn máy.
Có 18 đại biểu đề nghị quy định rõ hơn biển số đưa ra đấu giá, nguyên tắc xác định biển số đưa ra đấu giá, biển số đấu giá không thành.
Có 10 đại biểu đề nghị làm rõ biển số đẹp; 4 ý kiến đề nghị có danh mục biển số độc, lạ để đưa ra đấu giá nhằm tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước.
Đáng lưu ý, có 2 ý kiến đại biểu đề nghị không phát hành các biển số xấu theo quan niệm dân gian có số cuối 49, 53…
Về mức giá khởi điểm, đại biểu đề nghị áp dụng thống nhất trong cả nước một mức giá khởi điểm như nêu trong báo cáo thẩm tra là 40 triệu đồng.
Tuy nhiên, cũng có đại biểu đề nghị thống nhất một mức giá khởi điểm là 20 triệu đồng, 50 triệu đồng, 80 triệu đồng và cả 200 triệu đồng với biển số đẹp, bắt buộc phải đưa ra đấu giá.
Một số ý kiến nhất trí như tờ trình của Chính phủ quy định mức giá khởi điểm theo vùng, đề nghị mức giá 40 triệu đồng đối với Hà Nội và TP.HCM, tuy nhiên đề nghị ở các địa phương khác chỉ 10 triệu đồng thay vì 20 triệu đồng như đề xuất của Chính phủ.
Có đại biểu đề nghị quy định giá khởi điểm theo 2 nhóm: nhóm biển số đẹp được thừa nhận rộng rãi và nhóm biển số lựa chọn theo mong muốn; hoặc phân loại nhiều nhóm biển số khác nhau để có các giá khởi điểm khác nhau.
Cũng có đại biểu đề nghị chỉ quy định mức giá tối thiểu và giao cho cấp tỉnh quyết định; quy định mức giá khởi điểm phù hợp với giá trị của xe dưới 2 tỉ đồng và trên 2 tỉ đồng; tham khảo kinh nghiệm quốc tế ở một số nơi có mức giá khởi điểm là 0 đồng...
ĐBQH: "Mức giá khởi điểm cao nhiều người dân sẽ không được sở hữu biển số mong muốn" |
Đề nghị người trúng đấu giá có đầy đủ quyền tài sản
Về quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá cũng nhận được nhiều ý kiến góp ý.
Tổng thư ký Quốc hội cho biết, 21 đại biểu đề nghị bổ sung quy định biển số trúng đấu giá là tài sản cá nhân, người trúng đấu giá có quyền tài sản theo bộ luật Dân sự.
Trong khi đó, 15 đại biểu đề nghị quy định theo hướng người được chuyển nhượng, nhận cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe cũng có đầy đủ các quyền như người trúng đấu giá biển số xe.
Đại biểu Quốc hội cũng đề nghị ban soạn thảo cần làm rõ số lần người trúng đấu giá được giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình; và thời hạn phải đăng ký đối với trường hợp chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe giữ lại biển số trúng đấu giá.
Đồng thời, Chính phủ cũng phải làm rõ giá chuyển nhượng xe kèm biển trúng đấu giá để xác định thuế khi chuyển nhượng.
Tiền thu được từ đấu giá biển số xe ô tô cũng là nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau.
Một số ý kiến đề nghị thực hiện theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước sau khi trừ chi phí thực hiện đấu giá.
Trong khi đó, một số đại biểu đề nghị quy định ngay trong dự thảo nghị quyết tỷ lệ phân bổ cho ngân sách T.Ư và ngân sách địa phương, tỷ lệ gợi ý là 70 - 30, 60 - 40, 50 - 50.
Đại biểu hiến kế giúp Bộ Công an xác định 'biển số xe rất đẹp' |
Bình luận (0)