Đại học tư thục sẽ phát triển nhanh chóng

25/03/2019 08:00 GMT+7

Trong vòng vài năm gần đây, khi lĩnh vực giáo dục ĐH tư thục bắt đầu có sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư từ doanh nghiệp bên ngoài, định hướng và cách điều hành trường ĐH đã nhanh chóng thay đổi.

Sự phát triển này đem đến những khó khăn và thuận lợi gì?
Dưới đây là trao đổi của PGS-TS Thái Bá Cần, Phó tổng giám đốc phát triển ĐH (ĐH), kiêm Giám đốc Ban ĐH Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG). Ông cũng vừa được bầu giữ chức vụ Phó chủ tịch thường trực Hội đồng ĐH Nguyễn Hoàng.
Theo ông, đâu là những khó khăn và thử thách trong việc phát triển ĐH tư thục tại Việt Nam trong thời gian qua?
PGS-TS Thái Bá Cần, Giám đốc Ban ĐH Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng
PGS-TS Thái Bá Cần, Giám đốc Ban ĐH
Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng
       
PGS-TS Thái Bá Cần: Trong một thời gian dài, ở VN, giáo dục công lập đóng vai trò chủ đạo trong xã hội. Quan niệm về các hoạt động tư nhân nói chung và giáo dục nói riêng khá tiêu cực trong tiềm thức cộng đồng. Khó khăn thứ hai là về nguồn lực về tài chính, con người và cơ sở vật chất. Không như các trường công lập, các trường tư vốn khá non trẻ, xuất phát điểm là từ “zero”, gặp nhiều khó khăn về nguồn lực.
Tuy có những khó khăn như vậy nhưng hiện tại ĐH tư thục lại đang phát triển khá mạnh mẽ. Theo ông, sự phát triển này dựa trên những yếu tố nào?
Thuận lợi đầu tiên là sự thay đổi quan điểm trong tư tưởng lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây người ta nói nhiều về xã hội hóa, sự tham gia của tư nhân vào giáo dục là điều tốt và cần thiết phải làm. Nhận thức của người dân cũng đang có chuyển biến tích cực.
Đối với ĐH tư, sự mềm dẻo trong sự tự chủ quản lý và phát triển của nó là một thuận lợi quan trọng. Nhờ đó, trường dễ dàng thu hút được đội ngũ cán bộ có chất lượng nhanh chóng dễ dàng bằng chính sách đãi ngộ tốt.
Và trên tất cả là sự tiếp cận cái mới của hệ thống ĐH tư rất nhanh. Một khi nhà đầu tư quyết tâm, mọi việc đều có thể thực hiện nhanh chóng. Sự phát triển của hệ thống này trong thời gian tới sẽ còn nhanh chóng hơn nữa.
Những đánh giá này của ông phải chăng dựa trên sự phát triển nhanh chóng của các trường ĐH thuộc Tập đoàn Nguyễn Hoàng trong thời gian vừa qua?
Tòa nhà “Con tàu tri thức” - Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Tòa nhà “Con tàu tri thức” - Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Ngoài cách nhìn xuất phát từ kinh nghiệm quản lý ĐH nhiều năm của tôi thì đó cũng là một lý do khiến tôi đưa ra nhận định này. Cách đây vài năm,Tập đoàn Nguyễn Hoàng mới chỉ có 1-2 trường ĐH, việc điều hành được thực hiện trực tiếp từ ban tổng giám đốc và các trường độc lập tác chiến. Hiện NHG có 4 trường ĐH với một đội ngũ CBNV và sinh viên lớn và các trường ĐH thực sự đã trở thành một hệ thống và đang ngày một phát triển. Năm 2015, NHG có trường ĐH đầu tiên là Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU). Năm 2016, NHG có thêm Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU) và đến năm 2018, Trường ĐH Gia Định và Trường ĐH Hoa Sen cũng gia nhập tập đoàn.
Việc có 4 trường ĐH chưa phải giới hạn. Hệ thống ĐH của NHG sẽ phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng một cách nhanh chóng trong thời gian tới. Quốc tế hóa trong giáo dục ĐH sẽ là xu hướng chủ đạo, xây dựng những “trường ĐH quốc tế của người Việt, cho người Việt” là phương châm hành động của NHG.
Chiến lược nào cho sự phát triển mạnh mẽ như vậy, thưa ông?
Sinh viên Trường ĐH Hoa Sen năng động, tự tin
Sinh viên Trường ĐH Hoa Sen năng động, tự tin
Đúng là sự phát triển như vậy cần có một chiến lược đúng đắn và có “tầm”. Để điều hành và tổ chức các hoạt động chung của các trường cần phải có một bộ phận trực tiếp theo dõi, nắm bắt tình hình, phát huy thế mạnh, tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau của từng trường trong hệ thống. Đó là lý do Ban ĐH của tập đoàn được thành lập. Cùng với đó, khi số trường ĐH trong tập đoàn tăng lên, việc quyết định chiến lược phát triển rất cần sự tư vấn của những nhà chuyên môn, có kiến thức và hiểu biết trong lĩnh vực giáo dục ĐH. Đó cũng là lý do ra đời của Hội đồng ĐH.
Thời gian vừa qua, Ban ĐH đã hỗ trợ các trường trong việc mở các ngành đào tạo mới, tổ chức hội nghị giữa các trường ĐH để chuẩn bị công tác tuyển sinh, kết nối để các trường phối hợp thực hiện kế hoạch tuyển sinh. Ngoài ra, Ban ĐH còn kết nối và đưa về một số dự án hợp tác quốc tế từ Trường ĐH Công giáo miền Tây nước Pháp UCO, trường ĐH ở Đài Loan…
Sinh viên Trường ĐH Gia Định trong lễ tốt nghiệp
Sinh viên Trường ĐH Gia Định trong lễ tốt nghiệp
Chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới, Ban ĐH sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động chung của các trường trong công tác tuyển sinh, tổ chức các hội thảo cho cán bộ giảng viên - sinh viên các trường ĐH, tổ chức chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.