Yêu cầu ngừng bắn nói trên nằm trong nghị quyết được thông qua với 158 phiếu thuận trong số 193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Yêu cầu này được diễn đạt bằng ngôn ngữ cấp bách hơn so với kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức ở Gaza mà Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc "kêu gọi" vào tháng 10.2023 và sau đó "yêu cầu" vào tháng 12.2023, theo Reuters.
Những nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc không mang tính ràng buộc nhưng có sức nặng chính trị, phản ánh quan điểm toàn cầu về cuộc xung đột Hamas-Israel.
Mỹ, Israel và 7 quốc gia khác đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết ngừng bắn, trong khi 13 quốc gia bỏ phiếu trắng.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với cơ quan cứu trợ Palestine của Liên Hiệp Quốc UNRWA, thông qua nghị quyết thứ hai với 159 phiếu thuận để lên án luật mới của Israel mà sẽ cấm các hoạt động của UNRWA tại Israel từ cuối tháng 1.2025.
Ông Trump ra tối hậu thư đe dọa 'tai họa' cho những kẻ bắt giữ con tin ở Gaza
Nghị quyết yêu cầu Israel tôn trọng nhiệm vụ của UNRWA và "cho phép các hoạt động của UNRWA diễn ra mà không bị cản trở hay hạn chế". Mỹ, Israel và 7 quốc gia khác cũng đã bỏ phiếu chống, trong khi 11 quốc gia bỏ phiếu trắng.
"Cả hai nghị quyết này đều có những vấn đề đáng kể. Một nghị quyết là phần thưởng cho Hamas và hạ thấp nhu cầu thả các con tin, còn nghị quyết kia hạ thấp Israel mà không đưa ra con đường tiến tới tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho dân thường Palestine", Phó đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Robert Wood phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Xung đột ở Gaza bắt đầu sau khi các tay súng Hamas ngày 7.10.2023 xông vào các cộng đồng ở miền nam Israel, giết chết khoảng 1.200 người và bắt khoảng 250 con tin trở về Gaza, theo số liệu của Israel.
Kể từ đó, quân đội Israel đã san bằng nhiều vùng đất ở Gaza, khiến gần như toàn bộ 2,3 triệu người dân phải rời bỏ nhà cửa, gây ra nạn đói và bệnh tật chết người, đồng thời giết chết hơn 44.800 người, theo Reuters dẫn số liệu mới từ Cơ quan Y tế Gaza.
Bình luận (0)