|
Đại tướng Phạm Văn Trà nói: "Sự hy sinh mất mát đó có thể là lịch sử trong các cuộc chiến tranh. Như đơn vị do tôi làm tiểu đoàn trưởng, khi vào đánh, quân số có tới 1.100 người, nhưng hết đợt bốn, quân số chỉ còn hơn 200 người. Tuy nhiên tổn thất đó có ý nghĩa rất quan trong việc giành thắng lợi toàn cục sau này. Cũng như Bác Hồ đã nói “dù phải đốt dãy Trường Sơn thì cũng quyết giành cho được độc lập”.
Cũng có người nói những thắng lợi ở tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 không lớn, từ đó còn xuyên tạc thông tin. Nói như vậy là không đúng. Chỉ có người Việt Nam trong cuộc chiến mới hiểu được những thắng lợi đó mang ý nghĩa chiến lược to lớn như thế nào. Giống như cuộc chiến năm 1972 ở Quảng Trị, nếu chúng ta không đánh mạnh ở Quảng Trị thì lực lượng cách mạng ở Nam bộ sẽ gặp rất nhiều khó khăn".
Nói về vai trò của quân dân miền Nam trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, đại tướng Phạm Văn Trà khẳng định: "Nếu không có sự ủng hộ, đồng lòng của nhân dân thì trong Mậu Thân 1968 chúng ta không thể đánh được vì mọi sự tiếp tế như súng đạn, lương thực đều đến từ nhân dân.
Ví dụ như trong đợt bốn đơn vị chúng tôi đánh sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) được người dân hưởng ứng, cho ở trong nhà mình, để cuối cùng đánh diệt hơn 60 máy bay. Muốn đánh gì phải có nhân dân chứ. Lúc đó phần lớn anh em bộ đội ở miền bắc mới vào nếu không có nhân dân miền Nam che chở, nhân dân chỉ đường..., thì rất khó.
Không có nhân dân thì cách mạng không bao giờ thành công. Lòng yêu nước của người dân Nam bộ luôn luôn hướng về Tổ quốc, đất nước".
Bình luận (0)