Dân châu Á ít khổ sở nhất thế giới nhờ thiểu phát

09/08/2016 08:11 GMT+7

“Vùng đất của những nụ cười” thật sự là nơi hạnh phúc nhất thế giới, ít nhất là trong khía cạnh duy trì công ăn việc làm và kiểm soát sự gia tăng của giá cả hàng hóa.

Chỉ số Khổ sở (The Misery Index), thước đo được tính bằng cách cộng lạm phát vào tỷ lệ thất nghiệp, đưa ra số điểm 1,11% cho Thái Lan. Đây là nước ít khổ sở nhất trong số 74 nền kinh tế được hãng tin Bloomberg khảo sát.
Singapore và Nhật Bản là hai nền kinh tế theo sát quốc gia Đông Nam Á, với Chỉ số Khổ sở lần lượt là 1,4% và 2,7%. Trung Quốc đứng hạng 23, nước Anh đứng thứ 17, còn Mỹ ở vị trí 21 trong danh sách các quốc gia ít khổ sở nhất thế giới.
Ngược lại, Venezuela là nước đứng nhất ở đầu bên kia. Doanh thu dầu mỏ giảm mạnh khiến nước này thiếu hụt trầm trọng thực phẩm và thuốc men. Lạm phát ở Venezuela là 181%. Với Chỉ số Khổ sở ở 188,2%, quốc gia Nam Mỹ là nơi khốn khổ nhất thế giới. Bosnia và Nam Phi theo sau Venezuela với Chỉ số Khổ sở lần lượt 48,97% và 32,9%.
Thái Lan, Singapore và Nhật Bản ít khổ sở nhất giữa thiểu phát. Xếp sau ba nước châu Á là Thụy Sĩ và Iceland Bloomberg
Tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan vào khoảng 1% tại thời điểm cuối tháng 6. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng ở nước này trong tháng 7 tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, quốc gia Đông Nam Á không hẳn là “sướng như tiên”. Tỷ lệ lạm phát giảm đi, hay thiểu phát, dù được nhiều người tiêu dùng hoan nghênh vẫn có thể báo hiệu một nền kinh tế ít khỏe mạnh hơn.
Chuyên gia thị trường toàn cầu Satoshi Okagawa thuộc Sumitomo Mitsui Banking cho hay thiểu phát là dấu hiệu cho thấy nhu cầu hàng hóa, dịch vụ chưa phù hợp với nguồn cung trong nền kinh tế. Thiểu phát đứng giữa hai trường hợp lạm phát và giảm phát, khuyến khích người tiêu dùng trì hoãn quyết định mua sắm để chờ cho đến lúc giá hàng rẻ hơn. Điều này làm giảm tiếp nhu cầu. Trong vòng xoáy giảm phát, tiền lương sẽ giảm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.