Lối vào nhà ngập nước, gây khó khăn cho người dân mỗi khi ra vào
Thi công đường 872-874 rất trơn trợt, nguy hiểm
Bụi mù mịt ở một đoạn vừa được trải đá - Ảnh Công Sinh |
Tỉnh lộ te tua
|
Mặc dù đang là mùa mưa, nhưng trên công trình đường 782-784, bụi đất đỏ lẫn bụi đá trên đường cuốn vào người đi đường. Tại đoạn gần cầu suối Bà Tươi (xã Phước Đông, H. Gò Dầu), một phụ nữ tưới đang bơm nước tưới đường cho biết: “Trước đây, thỉnh thoảng có thấy xe tưới nước chạy qua chạy lại. Nhưng gần đây, lại vắng hẳn nên gia đình tôi phải thường xuyên bơm nước tưới đoạn qua trước nhà để chống bụi”.
Bụi chưa phải là nỗi ám ảnh ở tuyến đường đang thi công này. Trừ vài đoạn ngắn đã được thảm nhựa dang dở, ban ngày các phương tiện phải lưu thông với tốc độ rất chậm bởi đường quá xấu, vừa lầy lội kinh khủng, lại vừa đầy những ổ gà “liên hoàn”. Còn về đêm, việc lưu thông trên tuyến đường này là một cực hình đối với người đi đường. Người điều khiển xe máy chỉ biết nhắm hướng đi liều bởi không thể xác định hết những chiếc “bẫy ổ gà” trong làn nước trắng.
Tại đoạn qua khu vực Trường tiểu học Phước Đức (xã Phước Đông), đơn vị thi công cho ủi mặt đường nham nhở như “bẫy” người đi đường. Tương tự, đoạn qua cầu Bàu Rong đến gần đường tránh Xuyên Á, các phương tiện hầu như phải “bò” vì đường quá xấu. Xe máy lưu thông với tốc độ dưới 30km/h mà cứ loạng choạng, giật nảy liên tục vì ổ gà kín mặt đường.
Thế nhưng, dọc suốt tuyến đường này, theo ghi nhận của chúng tôi chỉ có vài phương tiện cơ giới hoạt động rất hạn chế hoặc nằm ì. Một người dân địa phương cho biết có lẽ đang trong mùa mưa nên việc thi công bị đình trệ.
Sống chung với “lũ”
Chưa hết, nhiều hộ dân dọc tuyến đường này, đặc biệt là địa bàn qua 2 xã Bàu Đồn và Phước Đông (Gò Dầu) phải rôi vào tình trạng sống chung với “lũ”. Ở nhiều đoạn, đơn vị thi công đào sâu xuống mặt đất 2 bên đường (ngay sát nhà dân) và bóc đi lớp đất màu. Tuy nhiên, do thi công trì trệ, những nơi này không được san lấp lại nên biến thành những con mương có đoạn dài hơn trăm mét, rộng khoảng 4m. Nước tồn đọng như bờ hào, cô lập nhiều nhà dân với con đường ngay phía trước, phải làm cầu tạm để ra vào. “Việc buôn bán ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng, rất ế ẩm bởi không ai mà lội nước vào đây ăn uống. Nhà nào có đám tiệc càng khổ sở hơn, bởi việc đi lại rất bất tiện. Những nhà có trẻ em còn lo đau đáu, lúc nào cũng phải kè kè bên các cháu nhỏ vì sợ rơi xuống nước”, bà Nguyễn Thị Hằng, một phụ nữ chủ quán nước ở xã Bàu Đôn cho biết.
Dù có cầu tạm (cầu gỗ tạp), nhưng nhiều người chỉ dám dắt xe máy đi qua. Hàng hóa muốn đưa từ ngoài vào nhà hoặc ngược lại đều được người dân chia nhỏ chuyển đi. Người dân địa phương cho biết, tình trạng trên đã kéo dài vài tháng qua và chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt.
Công Sinh
Bình luận (0)