Đó là kết luận của các chuyên gia ở Đại học Oxford (Anh), sau khi nghiên cứu răng hóa thạch cách đây từ 2,4 đến 1,7 triệu năm của người tiền sử tại phía nam châu Phi, theo chuyên san Nature. Kết quả cho thấy chỉ 10% răng đàn ông được phát hiện bên ngoài khu vực sinh sống của họ, so với 50% răng của nữ giới.
Điều này cho thấy các ông chọn cuộc sống gắn liền với nơi chôn nhau cắt rốn, trong khi các bà thường rời khỏi gia đình khi đến tuổi trưởng thành. Các chuyên gia nhận thấy mô hình này giống với thói quen của tinh tinh, theo đó tinh tinh cái luôn tách khỏi đàn để tránh tình trạng giao phối gần với các con đực trong bầy. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ tại sao đàn ông thời tiền sử lại chọn cách quanh quẩn tại nơi họ sinh ra mà không thích đi xa nhà.
Thụy Miên
Bình luận (0)