Đài NBC ngày 18.6 dẫn báo cáo của Liên Hiệp Quốc dự báo dân số thế giới sẽ tăng lên 10,9 tỉ người vào cuối thế kỷ 21, dẫn đến quan ngại về việc tăng thêm hơn 3 tỉ người sẽ làm suy kiệt tài nguyên và tăng tốc biến đổi khí hậu.
Từ 7,7 tỉ người hiện tại, tốc độ tăng dân số được dự báo sẽ tiếp diễn dù tỷ lệ sinh giảm từ trung bình 3,2 con/phụ nữ vào năm 1990 xuống còn 2,5 con/phụ nữ vào năm 2019.
Các chuyên gia dự báo dân số sẽ tăng lên 9,7 tỉ người vào năm 2050.
tin liên quan
Viễn cảnh con người chui xuống lòng đấtBáo cáo mới nhất dự báo tăng trưởng dân số mức thấp hơn so với báo cáo trước đó do Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 2017, khi dự báo dân số thế giới sẽ đạt 11,2 tỉ người vào cuối thế kỷ.
Con số được điều chỉnh cho thấy khuynh hướng sinh ngày càng giảm, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều nước đối diện với tình trạng giảm dân số. Tính theo khu vực, dân số tăng mạnh nhất ở vùng hạ Sahara thuộc châu Phi, với số dân sự kiến tăng gấp đôi vào 30 năm tới.
Bên cạnh đó, dân số Ấn Độ hiện nay là 1,339 tỉ người được dự báo sẽ vượt Trung Quốc vào năm 2027. Dân số Trung Quốc có thể tăng đến 2,2% vào năm 2050 so với 1,43 tỉ người hiện nay.
Trong vòng 30 năm tới, 54 nước sẽ có dân số giảm, trong đó có Nhật Bản, Ukraine, Bulgaria và Lithuania. Dân số Mỹ dự báo sẽ tăng lên 434 triệu người vào cuối thế kỷ, so với 329 triệu người vào năm 2019, trong đó phần lớn là từ người nhập cư.
tin liên quan
Ô nhiễm không khí làm 7 triệu người chết mỗi nămCác nhà khoa học cũng quan ngại về tác động của dân số đối với biến đổi khí hậu.
“Tác động của chúng ta lên khí hậu liên quan với dân số theo nhiều cách, tài nguyên con người sử dụng, quy mô sản xuất công nghiệp, năng lượng cần để sưởi ấm, làm mát và giao thông”, theo chuyên gia Amy Snover, giám đốc Nhóm Tác động khí hậu tại Đại học Washington.
“Tất cả những điều này tác động đến phát thải khí nhà kính. Do đó, càng đông người và càng sử dụng nhiều tài nguyên thì càng khó đối phó với nguy cơ và tác động của biến đổi khí hậu hơn”, theo bà Snover.
Bình luận (0)