Theo trang Quartz, một khi con chip nằm dưới da của bạn, bạn không cần lo lắng về việc quên thẻ hay phải mang theo ví tiền. Với nhiều người, ý tưởng mang theo một con chip trong cơ thể đem lại cảm giác tù túng nhiều hơn là thực dụng.
Một số người cho rằng tình hình phúc lợi xã hội mạnh mẽ của Thụy Điển có thể là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng gắn chip vào cơ thể. Song thực tế, lý do vì sao đến 3.500 người Thụy điển cấy vi mạch vào mình phức tạp hơn thế. Hiện tượng này phản ánh quang cảnh bẻ khóa sinh học độc đáo ở quốc gia Bắc Âu. Nếu bạn nhìn bức tranh tổng thể, bạn sẽ chú ý đến tình yêu của dân Thụy Điển dành cho mọi thứ kỹ thuật số đi sâu hơn nhiều so với các vi mạch được cấy vào người.
Văn hóa bẻ khóa sinh học
|
Thuật ngữ “những người bẻ khóa sinh học” đề cập đến các nhà sinh vật học nghiệp dư, những người tiến hành thí nghiệm y sinh nhưng ở bên ngoài các tổ chức truyền thống, chẳng hạn như trường đại học, các doanh nghiệp y tế và các cơ quan, tổ chức được kiểm soát một cách khoa học. Cũng như tin tặc hack máy tính, “những người bẻ khóa sinh học” hack mọi thứ theo cách sinh học.
Bẻ khóa sinh học cũng là nền văn hóa và thực sự là nền văn hóa đa dạng, với nhiều phân nhóm khác nhau. Tất cả họ đều có sở thích, mục tiêu và lý tưởng khác nhau. Song trong sự đa dạng này, có hai nhóm chính là “wetware hacker” và “transhumanist”.
“Wetware hacker” là những nhà sinh học có sở thích khoa học, những người xây dựng thiết bị phòng thí nghiệm từ vật dụng trong nhà. Họ tiến hành thứ gọi là “khoa học tiết kiệm”, nơi họ tìm các giải pháp ít đắt đỏ để cải thiện mức sống cho người dân tại các nước đang phát triển. Họ cũng thực hiện nhiều thí nghiệm thú vị hơn như là thực vật biến đổi gien để trở thành huỳnh quang, hoặc tảo được dùng để tạo ra loại bia mới.
tin liên quan
Xôn xao trào lưu cấy đèn LED dưới daThường thì các hướng bẻ khóa sinh học khác nhau phản ánh các xã hội và văn hóa khác nhau. Đơn cử, một người bẻ khóa sinh học châu Âu thường khác với một người bẻ khóa sinh học tại Bắc Mỹ. Nhóm ở Bắc Mỹ quan tâm đến việc phát triển các lựa chọn thay thế cho hoạt động chăm sóc sức khỏe hiện thời. Trong khi đó nhóm ở châu Âu thì tập trung hơn vào cách giúp đỡ người dân tại các nước đang phát triển, hoặc tham gia vào các dự án sinh học nghệ thuật.
Song văn hóa bẻ khóa sinh học tại Thụy Điển thực sự khác với phần còn lại của châu Âu. Các nhà bẻ khóa sinh học Thụy Điển nói chung là một phần của phong trào “transhumanist” hay thay đổi loài người. Chính những người ủng hộ phong trào này đã và đang chèn chip NFC vào đâu đó giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái của hàng ngàn dân Thụy Điển. Vi mạch tương tự như loại vi mạch được dùng trong nhiều thập niên qua, để theo dõi động vật và các gói hàng.
Tình yêu và niềm tin vào kỹ thuật số của dân Thụy Điển
|
Một giả thuyết được đặt ra là người Thụy Điển có xu hướng chia sẻ thông tin cá nhân của họ vì cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội nước này. Câu chuyện về “người Thụy Điển ngây thơ”, người hoàn toàn tin tưởng chính phủ và các tổ chức quốc gia Thụy Điển, là câu chuyện được cường điệu hóa nhưng được Bộ Ngoại giao Thụy Điển ghi nhận.
Giả thuyết trên chỉ là một phần của lời giải thích. Yếu tố giải thích thuyết phục hơn nữa là thực tế rằng ở Thụy Điển, người dân có niềm tin mạnh mẽ vào bất cứ thứ gì được kỹ thuật số. Dân nước này có niềm tin sâu sắc vào tiềm năng tích cực của công nghệ.
Trong hai thập niên qua, chính phủ Thụy Điển đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng công nghệ. Điều này thể hiện qua việc kinh tế nước này ngày nay chủ yếu dựa vào xuất khẩu kỹ thuật số, dịch vụ kỹ thuật số và các cải tiến công nghệ kỹ thuật số. Thụy Điển trở thành một trong các nước thành công nhất thế giới trong việc tạo ra, và xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật số. Hãy chú ý những cái tên như Spotify, Skype được thành lập tại đây.
Niềm tin vào kỹ thuật số và niềm tin vào tiềm năng của nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa người Thụy Điển. Phong trào “transhumanist” được xây dựng từ tình yêu kỹ thuật số này. Thụy Điển thực chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ tư tưởng “transhumanist”. Tổ chức transhumanist Humanity+ được đồng sáng lập bởi người Thụy Điển là ông Nick Bostrom hồi năm 1998. Từ khi đó, nhiều người Thụy Điển bị thuyết phục rằng họ nên cố gắng để tăng cường và cải thiện cơ thể sinh học bản thân.
Vì thế thay vì sốc trước số lượng vi mạch được cấy vào cơ thể dân Thụy Điển, thế giới có lẽ nên sử dụng cơ hội này để nghiên cứu sâu hơn vào mối quan hệ đáng chú ý của Thụy Điển với thế giới kỹ thuật số. Suy cho cùng, hiện tượng cấy chip mới mẻ này là dấu hiệu mới nhất thể hiện niềm tin cơ bản về công nghệ, giúp Thụy Điển trở nên độc đáo.
Bình luận (0)