Việc chọn ngành, chọn trường đại học không đơn giản chỉ là để tiếp tục 4 năm học tập, mà chính là gián tiếp lựa chọn nghề nghiệp, tương lai đối với các thí sinh 2k1.
Sẽ có rất nhiều thông tin mà thí sinh 2k1 cần tìm hiểu trước khi đăng ký nguyện vọng (NV). Tuy nhiên, nếu bạn không có quá nhiều thời gian tìm kiếm (hoặc chưa biết nên bắt đầu từ đâu!), thì những gợi ý sau đây sẽ có thể giúp bạn định hướng cho mình!
Bí quyết chọn NV: Chọn ngành hợp sở thích, chọn trường hợp năng lực
Việc chọn trường là “bài toán khó” với không ít thí sinh và cả phụ huynh. Nhiều thí sinh chỉ quan tâm đến những đại học danh tiếng “nhất nhì”, rồi chọn NV vào ngành thường lấy điểm chuẩn thấp nhất của trường để... dễ đậu, dù ngành học đó không hề phù hợp với sở trường. Như thế, nếu may mắn trường đại học “chọn” bạn thì chính năng lực của bạn cũng không “chọn” trường. Học ngành không yêu thích, bạn rất dễ chán nản dẫn đến học tập không hiệu quả, lãng phí thời gian, công sức,...
Trong khi đó, bạn hoàn toàn có thể “chọn trường” theo đúng năng lực. Hiện nay, mỗi ngành thường có nhiều trường đào tạo với chương trình đào tạo, môi trường học tập có sự khác biệt tùy theo định hướng, thế mạnh riêng. Chẳng hạn, nếu thích Quản trị kinh doanh, bạn có thể tham khảo ĐH Ngoại thương, ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF),... Linh hoạt “chọn ngành hợp sở thích, chọn trường hợp năng lực” chính là giải pháp để đảm bảo cơ hội được học đúng ngành yêu thích. Nhất là những thí sinh với điểm thi dự đoán ở mức vừa phải, thay vì “gồng mình” ở một trường “top”, các bạn vẫn có thể chọn NV vào ngành yêu thích ở các trường đại học uy tín mà điểm chuẩn không quá cao.
Chủ động chọn đại học, nâng cao cơ hội trúng tuyển
Điểm chuẩn - mối quan tâm đầu tiên của các bạn thí sinh - thật ra luôn có thể dao động qua từng năm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín của trường, độ "hot" của ngành, số lượng thí sinh nộp hồ sơ,... và đặc biệt là độ khó đề thi năm đó. Bởi vậy, bạn cần tham khảo điểm chuẩn 3-4 năm liên tiếp để có cái nhìn toàn diện. Về năng lực của bản thân, bạn có thể dựa vào điểm kiểm tra, điểm trung bình,... để ước lượng ngưỡng điểm thi. Tuy nhiên, cần lưu ý là với áp lực phòng thi, tâm lý thi cử,... điểm thi thường sẽ ít nhiều thấp hơn. Khoảng chênh lệch này chính là điều cần đặc biệt quan tâm để chọn trường.
|
Ngoài điểm chuẩn, còn có những yếu tố nào cần quan tâm?
Hẳn nhiên, điểm chuẩn không phải là yếu tố duy nhất mà thí sinh cần quan tâm. Chương trình đào tạo, môi trường đào tạo, cơ hội nghề nghiệp,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến “hành trang tương lai” của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn định hướng “học để làm việc” thì những trường có chương trình đào tạo thực tiễn, phát triển tối đa kỹ năng chuyên môn chính là lựa chọn hàng đầu.
|
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là cơ hội nghề nghiệp. Hãy quan tâm đến hợp tác của trường với các công ty, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức..., nhất là trong nhóm ngành bạn muốn theo học. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự mình “săn” được những công việc ưng ý, nhưng có thêm nguồn hỗ trợ từ trường đại học chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin và yên tâm hơn.
Bình luận (0)